02/08/2021 08:55 GMT+7 | Olympic 2021
(lienminhbng.org) - Ngày thi đấu thứ 9 của Olympic Tokyo chứng kiến bất ngờ lớn khi VĐV người Italy Lamont Marcell Jacobs giành huy chương vàng ở đường chạy 100m nam, lần đầu tiên đưa danh hiệu này về châu Âu kể từ kỳ Olympic Barcelona 1992.
Xem trực tiếp Olympic Tokyo 2021 trên VTV5, VTV6:
https://vtv.vn/vtv6/truyen-hinh-truc-tuyen.htm
https://vtv.vn/truyen-hinh-truc-tuyen/vtv5.htm
Lịch thi đấu và trực tiếp bán kết bóng đá nữ Olympic 2021:
* 15h00 ngày 2/8: Nữ Mỹ vs Nữ Canada (VTV5, BĐTV)
* 18h00 ngày 2/8: Nữ Thụy Điển vs Nữ Úc (VTV5, BĐTV)
Trực tiếp Nữ Thụy Điển vs Nữ Úc
Lịch thi đấu và trực tiếp bán kết bóng đá nam Olympic 2021:
* 15h00 ngày 3/8: U23 Mexico vs Brazil (VTV5, BĐTV)
* 18h00 ngày 3/8: U23 Nhật Bản vs Tây Ban Nha (VTV5, BĐTV)
Soi kèo U23 Nhật Bản vs Tây Ban Nha
Với thành tích 9''80, Jacobs đã đánh bại VĐV người Mỹ Fred Kerley (9''84) và VĐV người Canada Andre De Grasse (9''89) để giành chiếc huy chương vàng được xem là danh giá nhất tại các kỳ thế vận hội. Điều đáng nói là anh không được đánh giá cao trước vòng thi bán kết, nhưng ngôi sao người Italy gốc Mỹ này đã liên tục vượt qua giới hạn của chính mình để lập nên kỳ tích.
Phá vỡ sự độc tôn của châu Mỹ
Từ rất lâu rồi, người hâm mộ thể thao toàn cầu gần như đã mặc định trong suy nghĩ là danh hiệu “ông hoàng tốc độ” hay “nữ hoàng tốc độ”, tức người chạy nhanh nhất ở cự ly chạy 100m, là tài sản riêng của châu Mỹ. Thực tế đó càng được khẳng định khi ngày 31/7, ở chung kết chạy 100m nữ, cả 3 VĐV về đầu tiên đều có quốc tịch Jamaica, quốc gia mạnh nhất thế giới ở cự ly chạy này. Ở 6 kỳ Olympic gần nhất, tấm HCV chạy 100m nam có 3 lần thuộc về Jamaica (Usain Bolt), 2 lần thuộc về Mỹ (Maurice Greene và Justin Gatlin), 1 lần của Canada (Donovan Bailey). Lần gần nhất một chân chạy không thuộc châu Mỹ thắng giải là ở Olympic 1992, nơi HCV thuộc về Linford Christie của đội tuyển Vương quốc Anh.
Lịch sử đó cho thấy ý nghĩa to lớn của tấm huy chương “vàng ròng” mà Lamont Marcell Jacobs vừa giành được, bởi những người về sau anh cũng là các VĐV đến từ châu Mỹ. Nỗ lực phi thường của Jacobs được thể hiện khi anh liên tục phá kỷ lục của châu Âu ở nội dung này tại vòng bán kết (9''84) và chung kết (9''80), vượt qua mọi giới hạn của bản thân. Tuy vậy, cũng phải nhắc lại rằng Jacobs vốn được sinh ra tại Mỹ và chỉ chuyển đến Italy định cư năm 10 tuổi.
Đường đua 100m chạy nam ngày hôm qua cũng chứng kiến những bất ngờ không nhỏ, như việc ứng cử viên số 1 Treyvon Bromell bị loại ở bán kết và VĐV Trung Quốc Su Bingtian trở thành người châu Á đầu tiên lọt vào chung kết nội dung này kể từ trường hợp của Taka Yoshioka ở Olympic 1932. Su Bingtian cũng lập kỷ lục châu Á với thành tích 9''83 ở vòng bán kết.
Dressel, McKeon lập dấu mốc đáng nhớ ở bơi lội
Trước đó, Olympic Tokyo chứng kiến những dấu mốc thống trị đáng nhớ ở môn bơi của nam kình ngư Caeleb Dressel (Mỹ) và nữ kình ngư Emma McKeon (Australia).
Dressel chứng tỏ anh là người kế thừa rất xứng đáng cho tượng đài Michael Phelps ở đội tuyển bơi Mỹ khi giành tới 5 tấm huy chương vàng ở Olympic Tokyo. Sau khi giành hat-trick ở các nội dung cá nhân, bao gồm 50 mét và 100 mét tự do, 100 mét bơi bướm, kình ngư 24 tuổi này còn cùng các đồng đội chiến thắng ở cự ly 4x100m nam và 4x100m hỗn hợp nam nữ. Thật khó đòi hỏi nhiều hơn ở kình ngư 24 tuổi này, người vẫn sẽ khiến cả Olympic phải nhắc tên mình.
Trong khi đó, Emma McKeon cũng là gương mặt thống trị ở đường đua xanh của nữ. Chỉ cần một ngày thi đấu để kình ngư người Australia này bổ sung thêm 2 huy chương vàng nữa: 1 ở cự ly 50m tự do nữ, 1 ở cự ly 4x100 mét tiếp sức hỗn hợp. Cú đúp vàng này đã nâng tổng số huy chương McKeon giành được lên con số 7, gồm 4 vàng và 3 bạc. Qua đó, cô trở thành VĐV Australia thành công nhất trong một kỳ Olympic. McKeon cũng trở thành nữ VĐV thứ hai trong lịch sử giành 7 tấm huy chương tại một kỳ Olympic, sau trường hợp của nữ VĐV thể dục dụng cụ Liên Xô cũ Maria Gorokhovskaya đạt được ở Olympic 1952.
Nhờ chiến tích của McKeon, đoàn Australia đã kết thúc hành trình ở môn bơi lội tại Olympic Tokyo với 9 huy chương vàng, thành tích chỉ thua duy nhất đoàn Mỹ (11 vàng).
Những điểm nhấn ở môn điền kinh
Nếu như ở nội dung chạy 100m nam có sự biến động lớn với cái tên đến từ Italy, thì ở nội dung tương tự của nữ, không có bất ngờ nào cả. Jamaica, đất nước đã thống trị đường chạy này ở 3 kỳ Olympic gần nhất với 3 huy chương vàng, 2 huy chương bạc và 2 huy chương đồng, đã tiếp tục không cho các quốc gia khác cơ hội nào. Cả bộ huy chương chạy 100m nữ ở Olympic Tokyo đều thuộc về các VĐV Jamaica, với Elaine Thompson Herah, Shelly-Ann Fraser-Pryce và Shericka Jackson lần lượt về nhất, nhì, ba.
Hôm qua chứng kiến kỷ lục thế giới mới của VĐV Venezuela Yulimar Rojas ở nội dung nhảy ba bước với thành tích 15,67m, phá sâu kỷ lục cũ tới 17 cm, giúp nữ VĐV này giành tấm huy chương vàng cho đoàn Venezuela. Ở nội dung nhảy cao, lần đầu tiên tại Olympic Tokyo có 2 VĐV chia sẻ huy chương vàng, đó là trường hợp của Gianmarco Tamberi của Italy và Mutaz Essa của Qatar, những người cùng đạt thành tích 2,37m.
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất