26/01/2022 23:23 GMT+7 | Tin tức 24h
(lienminhbng.org) - Báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước. Mời quý vị độc giả chú ý theo dõi.
Xem thêm các thông tin về dịch bệnh Covid-19 TẠI ĐÂY
Số ca mắc COVID-19 ở Sơn La tăng cao dịp cận Tết
Dịp cận Tết cổ truyền, số ca mắc COVID-19 ở Sơn La tăng mạnh, nguy cơ lây nhiễm cộng đồng ở mức cao.
Ngày 26/1, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Sơn La cho biết, trong quá trình xét nghiệm phục vụ công tác giám sát dịch COVID-19 trên địa bàn, lực lượng chức năng đã ghi nhận thêm 140 trường hợp có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó có nhiều ca nguy cơ lây nhiễm cộng đồng cao, đặc biệt là ở huyện Mộc Châu và huyện Vân Hồ.
Hiện, các địa phương đang khẩn trương truy vết những trường hợp tiếp xúc gần, quản lý, cách ly và triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo quy định. Tổ chức khoanh vùng các địa điểm có nguy cơ cao, đồng thời thông báo để người dân chủ động khai báo y tế và truyền thông để người dân thực hiện tốt các quy định về phòng, chống dịch, đặc biệt nhóm các công dân đi làm ăn xa trở về địa phương.
Từ ngày 1/1/2022 đến nay, Sơn La đã phát hiện 2.317 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 là công dân trở về từ các tỉnh đang có dịch, lây nhiễm thứ phát và tại cộng đồng. Hiện toàn tỉnh có 19.953 người đang theo dõi, cách ly tại cơ sở y tế, cách ly tập trung, cách ly tại nhà và theo dõi sức khỏe cộng đồng.
Căn cứ Quyết định số 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, Sở Y tế tỉnh Sơn La đã ban hành Thông báo điều chỉnh lại cấp độ dịch trên địa bàn.
Cấp độ 1, gồm:164 xã, phường, thị trấn.
Cấp độ 2, có 34 xã, phường, thị trấn.
Cấp độ 3 gồm xã Phiêng Khoài (huyện Yên Châu); xã Hua La (TP Sơn La); xã Tạ Khoa, xã Chim Vàn (huyện Bắc Yên).
Cấp độ 4 còn 2 xã là Phiêng Cằm (huyện Mai Sơn) và xã Chiềng Ân (huyện Mường La).
Trước tình hình trên, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Sơn La đề nghị các huyện, thành phố xây dựng kịch bản, phương án sẵn sàng ứng phó các tình huống dịch trong dịp Tết; nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở, bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế trong điều trị F0; tăng cường phân tầng điều trị F0 tại nhà đối với các trường hợp nhẹ, giảm tải cho lực lượng y tế và kinh phí Nhà nước.
Hà Nội thêm 2.884 ca, cảnh báo sau Tết, ca mắc có thể cao hơn 3.000 F0/ngày
Tin từ Sở Y tế Hà Nội, từ 18 giờ ngày 25/1 đến 18 giờ ngày 26/1/2022, Hà Nội ghi nhận thêm 2.884 ca F0, phân bố tại 439 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.
Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Gia Lâm có 112 ca, Đông Anh 108 ca, Chương Mỹ 97 ca, Đống Đa 90 ca, Nam Từ Liêm 84 ca, Hoài Đức 82 ca. Cộng dồn số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021 đến nay) là 120.419 ca.
Tại phiên họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Hà Nội sáng 26/1, ông Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, thành phố đã ghi nhận 14 ca nhiễm biến chủng Omicron gồm 13 trường hợp nhập cảnh và 1 người ngoài cộng đồng (ca ngoài cộng đồng đã tiếp xúc với 13 người nhập cảnh trên). Hiện Hà Nội đã có ca nhiễm Omicron, có thể có nguy cơ lây lan ra cộng đồng…
Toàn thành phố Hà Nội vẫn ở cấp độ 2 của dịch. Về công tác tiêm chủng, thành phố đã tiêm được 14.541.317 mũi vaccine. Từ ngày 27/4 đến nay, thành phố đã tiếp nhận quản lý, điều trị 117.871 bệnh nhân, trong đó hiện đang quản lý, điều trị 45.720 người.
Theo nhận định của lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần tiếp theo, Hà Nội có thể ghi nhận mức giảm giả tạo do người dân về quê đón Tết và sẽ tăng trở lại ngưỡng 3.000 ca/ngày sau Tết, thậm chí tăng cao hơn nếu người dân không tuân thủ nghiêm túc các biện pháp phòng dịch.
Ngày 26/1: Có 15.954 ca mắc COVID-19, Hà Nội vẫn nhiều nhất; 166 F0 nhiễm biến chủng Omciron
Bản tin dịch COVID-19 ngày 26/1 của Bộ Y tế cho biết có 15.954 ca mắc COVID-19 tại 61 tỉnh, thành phố; Hà Nội vẫn nhiều nhất, tiếp theo là Đà Nẵng; Trong ngày có hơn 20.000 ca khỏi; Đến nay Việt Nam ghi nhận 166 F0 nhiễm biến chủng Omicron.
Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:
- Tính từ 16h ngày 25/01 đến 16h ngày 26/01, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 15.954 ca nhiễm mới, trong đó 69 ca nhập cảnh và 15.885 ca ghi nhận trong nước (tăng 186 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 10.571 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.884), Đà Nẵng (991), Bắc Ninh (865), Hải Phòng (702), Thanh Hóa (587), Quảng Nam (572), Bắc Giang (485), Vĩnh Phúc (465), Bình Định (433), Hòa Bình (425), Quảng Ngãi (396), Hưng Yên (387), Hải Dương (370), Nam Định (360), Bình Phước (315), Bến Tre (301), Quảng Ninh (297), Nghệ An (294), Thái Bình (270), Phú Thọ (270), Thừa Thiên Huế (255), Cà Mau (244), Thái Nguyên (235), Lâm Đồng (229), Lào Cai (202), Kon Tum (192), Lạng Sơn (154), Vĩnh Long (153), Khánh Hòa (145), Sơn La (140), Hà Nam (137), Tây Ninh (136), Hà Tĩnh (131), Ninh Bình (121), TP. Hồ Chí Minh (121), Quảng Bình (121), Quảng Trị (120), Điện Biên (117), Bà Rịa - Vũng Tàu (115), Tuyên Quang (110), Hà Giang (109), Yên Bái (100), Trà Vinh (96), Bình Thuận (87), Bình Dương (76), Đắk Nông (69), Cao Bằng (62), Hậu Giang (57), Đồng Tháp (54), Cần Thơ (44), Đồng Nai (39), Long An (39), An Giang (37), Lai Châu (32), Ninh Thuận (29), Kiên Giang (28), Sóc Trăng (26), Tiền Giang (26), Bắc Kạn (23), Gia Lai (3), Đắk Lắk (2).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hưng Yên (-236), Thanh Hóa (-98), Phú Thọ (-93).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (+305), Quảng Nam (+271), Hà Tĩnh (+131).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.574 ca/ngày.
- Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 166 ca mắc COVID-19 do biến chủng Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (92), Quảng Nam (27), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (2), Thanh Hóa (2), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1).
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.187.481 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 22.161 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.180.679 ca, trong đó có 1.921.792 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (513.091), Bình Dương (292.660), Hà Nội (117.268), Đồng Nai (99.756), Tây Ninh (87.571).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 20.540 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.924.609 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.402 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.006 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 645 ca
- Thở máy không xâm lấn: 118 ca
- Thở máy xâm lấn: 616 ca
- ECMO: 17 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 25/01 đến 17h30 ngày 26/01 ghi nhận 155 ca tử vong tại:
+ Tại TP. Hồ Chí Minh (8 ) trong đó có 5 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Tiền Giang (1), Sóc Trăng (1), Đồng Tháp (1), An Giang (1), Bình Phước (1).
+ Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (19), Đồng Nai (11 ca trong 02 ngày), Vĩnh Long (9), Khánh Hòa (7 ca trong 02 ngày), Bà Rịa - Vũng Tàu (7), Kiên Giang (7), Cần Thơ (7), Bắc Ninh (6), Đồng Tháp (6), An Giang (6), Bến Tre (6), Bạc Liêu (5 ca trong 02 ngày), Sóc Trăng (5), Huế (5), Đà Nẵng (5), Quảng Ngãi (4 ca trong 02 ngày), Bình Thuận (4), Hậu Giang (4), Trà Vinh (3), Bình Phước (3), Tiền Giang (3), Lạng Sơn (2 ca trong 02 ngày), Bình Định (2), Hà Giang (2), Đắk Lắk (2), Tây Ninh (2), Cà Mau (2), Hải Dương (1), Ninh Bình (1), Đắk Nông (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 150 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 37.165 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 25/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.010.511 mẫu tương đương 76.930.534 lượt người, tăng 76.538 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Trong ngày 25/01 có 1.442.562 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 178.818.612 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.945.692 liều, tiêm mũi 2 là 73.967.094 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 25.905.826 liều.
Quảng Bình thêm 196 ca mắc COVID-19, trong đó 158 ca cộng đồng
Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 25/01/2022 đến 6 giờ ngày 26/01/2022), Quảng Bình ghi nhận thêm 196 ca mắc COVID-19, trong đó có 158 ca cộng đồng. Toàn tỉnh hiện có 860 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại nhà.
Đến nay tổng số ca COVID-19 của Quảng Bình là 5.977 ca; tổng số ca khỏi là 4.713; toàn tỉnh hiện có 397 ca đang điều trị tại bệnh viện; 7 trường hợp tử vong.
Hiện 97,88 % người trên 18 tuổi ở Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1; mũi 2 là 92,83%; Có 96,3% người trên 50 tuổi tại Quảng Bình tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19; Hiện tỷ lệ tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là 93,69%; tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi là 72,24%.
Hà Nội yêu cầu các đơn vị y tế sẵn sàng ứng phó với biến chủng Omicron trong dịp Tết
Hiện tại, Hà Nội đã ghi nhận 14 ca Covid-19 nhiễm biến thể Omicron. Sở Y tế Hà Nội có văn bản yêu cầu các đơn vị chủ động ứng phó với dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là biến chủng mới Omicron trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Theo đó, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị thường trực 4 cấp, bao gồm: Trực lãnh đạo, xử lý đường dây nóng; trực chuyên môn; trực hành chính - hậu cần; trực bảo vệ - tự vệ. Cùng với đó, có kế hoạch phòng, chống cháy nổ, thảm họa, tai nạn hàng loạt; phòng, chống rét cho người bệnh. Đồng thời, các đơn vị tuyến trên sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới khi cần thiết.
“Các bệnh viện phải tổ chức tốt công tác cấp cứu, khám, chữa bệnh cho người dân, bảo đảm người bệnh cấp cứu được khám và điều trị kịp thời, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ. Trong trường hợp trái tuyến, trái chuyên khoa thì cơ sở y tế phải xử lý cấp cứu ban đầu ổn định mới chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế khác. Từng đơn vị chuẩn bị thuốc, máu, dịch truyền, trang thiết bị và nguồn nhân lực để cấp cứu, khám, chữa bệnh, đặc biệt là cấp cứu tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm”, Sở Y tế Hà Nội đề nghị.
Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm chế độ báo cáo hằng ngày và kịp thời báo cáo mọi diễn biến bất thường để có phương án chỉ đạo giải quyết kịp thời.
Bên cạnh đó, các đơn vị cần chủ động ứng phó với dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là biến chủng mới Omicron. Ngoài ra, có kế hoạch cụ thể về dự trữ thuốc, dịch truyền, ô xy, vật tư, hóa chất, giường bệnh, phương tiện cấp cứu và cấp cứu ngoại viện để sẵn sàng đáp ứng, bảo đảm tốt công tác thu dung, cấp cứu điều trị, cách ly người bệnh.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến hết ngày 25-1, Việt Nam đã ghi nhận 163 ca nhiễm Covid-19 do biến thể Omicron tại 13 tỉnh, thành phố; trong đó, Hà Nội có 14 ca; còn lại 149 ca ghi nhận tại 12 tỉnh, thành phố: Quảng Nam, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Long An, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, Bình Dương.
Bộ Y tế nhận định, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên toàn quốc có chiều hướng bùng phát, gia tăng. Đặc biệt, đây là thời điểm nhạy cảm, cận kề dịp nghỉ Tết Nguyên đán với khả năng xuất hiện biến thể Omicron, có khả năng diễn biến rất phức tạp. Để bảo đảm cung ứng đủ ô xy trên địa bàn phục vụ cho công tác điều trị bệnh nhân Covid-19, Bộ Y tế đề nghị sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương thực hiện, cử cán bộ chuyên trách cập nhật, báo cáo nhu cầu sử dụng ô xy trên địa bàn.
Hà Tĩnh rà soát hơn 5.200 người về từ vùng dịch
Hà Tĩnh đã rà soát được 5.210 công dân trở về từ các vùng dịch. Tết Nguyên đán cận kề, số lượng người dân từ ngoại tỉnh về trên địa bàn rất đông nên vấn đề phòng chống dịch càng trở nên cấp thiết.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, từ 18h ngày 24/1 đến 18h ngày 25/1, Hà Tĩnh có 85 ca mắc COVID-19, trong đó có 15 ca cộng đồng. Hà Tĩnh có 32 bệnh nhân COVID-19 trong các cơ sở y tế và 50 bệnh nhân cách ly, điều trị tại nhà được khỏi bệnh. Tổng số bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh trong ngày là 82 người.
Các địa phương, cơ sở y tế rà soát được 196 trường hợp có triệu chứng nghi ngờ để tiến hành xét nghiệm. Các cơ quan y tế đã xét nghiệm 292 mẫu bằng kỹ thuật RT-PCR, trong đó có 85 mẫu cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2; thực hiện test nhanh 2.507 người để sàng lọc nguy cơ dịch trong cộng đồng.
Ngày 25/1, Hà Tĩnh rà soát được 5.210 công dân trở về từ các vùng dịch. Tết Nguyên đán cận kề, số lượng người dân từ ngoại tỉnh về trên địa bàn rất đông.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân về quê đón tết và đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19, ngành y tế và các địa phương đang hướng dẫn người dân về quê thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như: 5K, tự theo dõi sức khỏe, không phải cách ly y tế.
Hà Tĩnh chuẩn bị đầy đủ hóa chất khử khuẩn, vật tư, trang thiết bị, sinh phẩm xét nghiệm và nhân lực để sẵn sàng hỗ trợ, triển khai các hoạt động chống dịch kịp thời. Duy trì các đội truy vết, lấy mẫu, tiêm vaccine đảm bảo sẵn sàng khi có lệnh điều động. Phân công cán bộ thường trực phòng chống dịch 24/24 giờ tại đơn vị trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán để theo dõi nắm tình hình bệnh dịch xẩy ra trên địa bàn, báo cáo theo đúng quy định.
Tính từ 1/1/2022 đến nay, Hà Tĩnh phát hiện 1.020 ca mắc COVID-19, trong đó có 276 ca cộng đồng, 66 ca trong khu vực phong tỏa và 678 ca đã được cách ly trước đó.
Hà Nội tạm dừng Lễ hội Chùa Hương
UBND huyện Mỹ Đức – TP. Hà Nội vừa có thông báo về việc tạm dừng tổ chức Lễ hội, không đón khách tham quan tại di tích, thắng cảnh Hương Sơn (Chùa Hương).
Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương; Chỉ thị số 03/CT-UBND của UBND TP. Hà Nội về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và bảo đảm công tác y tế dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 và an toàn cho người dân, du khách, UBND huyện sẽ tạm dừng tổ chức lễ hội, không đón khách tham quan tại khu di tích Chùa Hương năm 2022 cho đến khi có thông báo mới.
Theo kế hoạch trước đó, Lễ hội Chùa Hương năm 2022 dự kiến diễn ra trong 3 tháng, từ ngày 2/2 đến hết ngày 30/5 (tức mùng 2/1 đến hết ngày 30/3 Âm lịch); lễ Khai hội được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng.
Đây là dịp thu hút khách thập phương về dự lễ hội kết hợp tham quan quần thể khu Di tích thắng cảnh Hương Sơn, thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện; đồng thời, góp phần tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân và du khách về ý thức trách nhiệm trong việc tham gia bảo tồn, phát huy, khai thác giá trị của di sản văn hóa.
Số ca mắc COVID-19 trong ngày 25/1 tăng gần 1.400 ca; Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết: Tính từ 16 giờ ngày 24/1 đến 16 giờ ngày 25/1, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 15.743 ca mắc mới, trong đó có 44 ca nhập cảnh và 15.699 ca ghi nhận trong nước (tăng 1.392 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 10.733 ca trong cộng đồng).
Cụ thể, các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.956 ca), Đà Nẵng (989 ca), Hải Phòng (704 ca), Thanh Hóa (685 ca), Hưng Yên (623 ca), Bắc Ninh (560 ca), Bắc Giang (445 ca), Quảng Ngãi (400 ca), Hải Dương (397 ca), Hòa Bình (386 ca), Vĩnh Phúc (385 ca), Bình Định (374 ca), Phú Thọ (370 ca), Bến Tre (352 ca), Nam Định (337 ca), Bình Phước (335 ca), Quảng Ninh (322 ca), Thừa Thiên - Huế (305 ca), Đắk Lắk (303 ca), Quảng Nam (301 ca), Thái Nguyên (271 ca), Thái Bình (267 ca), Nghệ An (263 ca), Lâm Đồng (225 ca), Lào Cai (202 ca), Khánh Hòa (200 ca), Cà Mau (200 ca), Quảng Bình (186 ca), Kon Tum (178 ca), Sơn La (152 ca), Vĩnh Long (151 ca), Tây Ninh (146 ca), Bạc Liêu (146 ca), Hà Nam (138 ca), Trà Vinh (123 ca), Yên Bái (114 ca), Hà Giang (104 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (99 ca), Điện Biên (80 ca), Bình Thuận (77 ca), Tuyên Quang (70 ca), Hậu Giang (69 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (68 ca), Bình Dương (61 ca), Quảng Trị (59 ca), Đồng Tháp (52 ca), Phú Yên (50 ca), Đắk Nông (48 ca), Cần Thơ (42 ca), Long An (38 ca), Lai Châu (37 ca), An Giang (35 ca), Bắc Kạn (34 ca), Ninh Bình (34 ca), Cao Bằng (34 ca), Ninh Thuận (34 ca), Đồng Nai (31 ca), Kiên Giang (26 ca), Sóc Trăng (12 ca), Tiền Giang (11 ca), Gia Lai (3 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là: Gia Lai (83 ca), Quảng Ninh (82 ca), Ninh Bình (73 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó là Bắc Ninh (225 ca), Bến Tre (218 ca), Hà Nội (155 ca). Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 15.582 ca/ngày.
Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 163 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại Hà Nội (14 ca), Quảng Nam (27 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (92 ca), Hải Dương (1 ca), Hải Phòng (1 ca), Thanh Hóa (2 ca), Đà Nẵng (8 ca), Khánh Hòa (11 ca), Long An (1 ca), Quảng Ninh (2 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (1 ca), Kiên Giang (2 ca), Bình Dương (1 ca).
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 2.171.527 ca mắc, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 22.000 ca mắc).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.164.794 ca, trong đó có 1.901.252 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Các địa phương ghi nhận số mắc tích lũy cao trong đợt dịch này là Thành phố Hồ Chí Minh (512.970 ca), Bình Dương (292.584 ca), Hà Nội (114.384 ca), Đồng Nai (99.717 ca), Tây Ninh (87.435 ca).
Theo số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hằng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế - cdc. kcb. vn) cho thấy, trong ngày 25/1 có 62.889 ca được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi ở nước ta lên 1.904.069 người. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.602 ca.
Từ 17 giờ 30 ngày 24/1 đến 17 giờ 30 ngày 25/1, nước ta ghi nhận 126 ca tử vong. Trong đó, tại Thành phố Hồ Chí Minh (5 ca) trong đó có 4 ca từ các tỉnh chuyển đến từ Tiền Giang, Đồng Nai, Ninh Thuận, Hậu Giang. Số ca tử vong tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (18 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (9 ca), Tiền Giang (9 ca), Vĩnh Long (9 ca), Cần Thơ (8 ca), Hải Phòng (7 ca trong 2 ngày), Đồng Tháp (6 ca), Huế (6 ca trong 2 ngày), Đà Nẵng (4 ca), Bình Dương (4 ca), Bình Thuận (4 ca), An Giang (4 ca), Kiên Giang (4 ca), Ninh Bình (3 ca), Trà Vinh (3 ca), Hòa Bình (3 ca), Bình Phước (3 ca), Hậu Giang (3 ca), Cà Mau (3 ca), Đắk Lắk (2 ca), Bắc Ninh (2 ca), Tây Ninh (2 ca), Lào Cai (1 ca), Bắc Kạn (1 ca), Hà Nam (1 ca), Nam Định (1 ca), Bến Tre (1 ca).
Trung bình, số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 148 ca/ngày. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 37.010 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca mắc.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 25/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 trong ASEAN).
Số lượng xét nghiệm nước ta thực hiện từ ngày 27/4/2021 đến nay là 31.933.973 mẫu, tương đương 76.827.471 lượt người, tăng 30.468 mẫu so với ngày trước đó.
Trong ngày 24/1 có 943.564 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm cho người dân. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 177.388.045 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.919.564 liều, tiêm mũi 2 là 73.862.769 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 24.605.712 liều.
Bộ Y tế cho biết đã xây dựng báo cáo họp Ban Chỉ đạo Quốc gia về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2022. Ngày 24/1/2022, Bộ Y tế ban hành Công văn số 401/BYT-TB-CT về việc tăng cường báo cáo nhu cầu sử dụng trên phần mềm oxy y tế.
Bộ cũng tăng cường thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu về chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong tình hình mới; chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong cách ly, khu phong tỏa.
PV/TTXVN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất