25/02/2017 17:10 GMT+7 | Thế giới
(lienminhbng.org) - Hiện có đến hàng triệu cá nhân, doanh nghiệp hiện đang bán hàng trên Facebook và các trang mạng xã hội khác với doanh thu hàng chục, hàng triệu thậm chí cả tỷ đồng nhưng không hề nộp thuế.
Đây là thực tế không công bằng với những hình thức kinh doanh khác bởi lẽ họ đều phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
Tranh thủ khoảng thời gian rảnh rỗi, chị Phạm Thị Hiền có kinh doanh trên trang cá nhân trên facebook. Kinh doanh được 3 năm nay, mỗi tháng cũng thu được trên dưới 10 triệu đồng nhưng chưa bao giờ chị nhận được đề nghị nộp thuế.
Chị Phạm Thị Hiện – Bán hàng online cho biết: "Tôi không hề chạy quảng cáo chỉ bán trên trang cá nhân nên do vậy không mất tiền quảng cáo cũng k mất tiền thuế gì cả. Thực tế thì chưa có ai liên lạc với tôi để yêu cầu đóng thuế cả".
Như vậy, khung pháp lý đã có nhưng không phải ai cũng biết mình có phải trong đối tượng nộp thuế hay không và nếu phải nộp thì quy trình thực hiện như thế nào.
Bởi lẽ do đặc thù bán hàng trên mạng xã hội khá đa dạng, lại giao dịch chủ yếu bằng tiền mặt, thậm chí nhiều giao dịch chỉ sử dụng điện thoại hay mail cá nhân rất khó để kiểm soát.
Chị Phạm Thị Hiền – Bán hàng online bày tỏ: "Thực tế tôi có thể giao dịch bằng điện thoại và gọi ship thu tiền mặt cơ quan thuế có ở đó đâu mà có thể biết được nên tôi nghĩ khó có thể kiểm soát doanh thu".
Bà Nguyễn Thị Cúc – Chủ tịch Hiệp hội tư vấn Thuế Việt Nam cho rằng: "Kiểm soát trên face book không phải là dễ, họ có rất nhiều hình thức giao dịch không cần thông để lại bằng chứng trên mạng này. Chưa kể những đối tượng còn cố tình xóa dấu vết.
Rõ ràng với tính năng kết nối của mạng xã hội đã mang lại cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp một môi trường kinh doanh sội động, mang lại lợi nhuận không nhỏ. Từ những thực phẩm hàng ngày có giá vài chục nghìn đồng đến những chiếc túi, những chiếc đồng hồ hàng hiệu có giá hàng nghìn đô la mỹ thậm chí hàng chục nghìn đô la mỹ đều có thể dễ dàng tìm kiếm trên facebook, đặt hàng và mua bán dễ dàng, thuận tiện".
Luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch Công ty Luật Basico: "Nếu có liên hệ với fb thì cũng chỉ có thể nắm được tình hình là có kinh doanh chứ rất khó dể xác định doanh thu...chứ k thể có gốc căn cứ mà thu được".
Theo các chuyên gia, vướng mắc hiện nay với cơ quan thuế là phần lớn các giao dịch được thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt và cũng không có hoá đơn thuế. Ngay cả khi người mua và bán chuyển khoản qua ngân hàng, cũng không dễ tổng hợp được dòng tiền để xác định số thuế phải nộp.
Bà Nguyễn Thị Cúc – Chủ tịch Hiệp hội tư vấn Thuế Việt Nam: "Dù rất nhiều khó khăn nhưng phải thu thu ít hay nhiều đã làm là sẽ có cách để thu và như thế mới tạo sự công bằng trong kinh doanh".
Từ tháng 1/2015, cá nhân kinh doanh trên mạng xã hội phải đăng ký với Bộ Công Thương dưới hình thức sàn giao dịch thương mại điện tử và phải đóng thuế. Tuy nhiên, đến nay chưa có cá nhân nào tự giác nộp thuế cho Nhà nước.
Thời gian sắp tới, các cơ quan chức năng sẽ cùng nhau phối hợp để tìm mọi cách giải bài toán thất thu thuế, với quyết tâm thu thuế loại hình kinh doanh này.
Theo VNEWS
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất