Ngày 11/12, tại Hà Nội, buổi tọa đàm "Chính sách giáo dục Việt Nam-Trung Quốc" đã diễn ra với sự tham dự của đông đảo các chuyên gia giáo dục của hai nước.
Quang cảnh buổi tọa đàm. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt-Trung 2010 do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội hữu nghị Việt-Trung phối hợp với Hội hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc, Hội hữu nghị Trung-Việt tổ chức.
Tham dự tọa đàm có Chủ tịch Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam Vũ Xuân Hồng; Hội trưởng Hội hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc Trần Hạo Tô, đông đảo sinh viên một số Trường Đại học ở Hà Nội và thành viên hai đoàn đại biểu nhân dân Trung Quốc và Việt Nam
Tham gia phát biểu tại tọa đàm có các diễn giả của Việt Nam và Trung Quốc, như bà Trần Thị Tâm Đan - Nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục và Thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội Việt Nam; Thiệu Yến - Phó Chủ nhiệm Sở Giáo dục thành phố Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc; Lý Sa Thanh - Chủ nhiệm Vân Nam Nhật báo, phụ trách giáo dục...
Các đại biểu đã cùng chia sẻ quan điểm về đổi mới nội dung chương trình giáo dục; các chương trình đào tạo bồi dưỡng và đảm bảo đời sống giáo viên; chính sách cho vùng khó khăn. Đặc biệt, với những kinh nghiệm về phân cấp quản lý giáo dục, các chuyên gia giáo dục Trung Quốc cùng chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam quanh việc kiểm soát cũng như huy động nguồn lực cho giáo dục.
Diễn giả Trần Thị Tâm Đan đã chia sẻ quan điểm của giáo dục Việt Nam, quy mô giáo dục cũng như những phương hướng phát triển trong thời gian tới. Quan điểm của giáo dục Việt Nam là tạo điều kiện cho học sinh đều được đến trường, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu để phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay, hơn 97% học sinh tại Việt Nam học đúng độ tuổi ở bậc tiểu học, số này ở bậc trung học cơ sở là 83% và ở bậc phổ thông trung học là 80%. Tính tất cả các bậc học, các loại hình đào tạo thì Việt Nam có khoảng hơn 20 triệu người đang đi học. Đây là một con số khá lớn, thể hiện phương hướng phấn đấu xây dựng "xã hội học tập" tại Việt Nam.
Diễn giả Thiệu Yến cũng trình bày về bức tranh toàn cảnh giáo dục Trung Quốc hiện nay. Giống như Việt Nam, Trung Quốc luôn đề cao giáo dục và coi đây là con đường tốt nhất để phát triển kinh tế xã hội. Trung Quốc tập trung phổ cập giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng giáo dục đại học và tăng trưởng quy mô các trường dạy nghề.
Chia sẻ về kinh nghiệm phát triển giáo dục, diễn giả Thiệu Yến cho biết Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện chính sách miễn phí cho giáo dục tại vùng sâu vùng xa, tập trung phát triển trường nghề để thực hiện chủ trương "người người có tri thức, người người có kỹ năng."
Diễn giả Lý Sa Thanh cũng chia sẻ giáo dục Vân Nam có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Tỉnh Vân Nam tập trung nhiều dân tộc khác nhau, kinh tế cũng còn nhiều khó khăn nhưng chính quyền Vân Nam đã xác định tập trung nhiều nguồn lực cho giáo dục, quan tâm tập trung xóa mù chữ và tiến hành phổ cập giáo dục. Để hỗ trợ các khu vực khó khăn, chính quyền tỉnh Vân Nam đã thực hiện xã hội hóa giáo dục, tập trung cho vay vốn xây dựng ở các vùng khó, đặc biệt là xây dựng các khu ký túc xá cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh ở vùng sâu vùng xa yên tâm học hành.
Hợp tác quốc tế cũng là nội dung được diễn giả hai nước quan tâm chia sẻ. Các chuyên gia giáo dục Trung Quốc cho rằng, không chỉ tập trung thu hút các lưu học sinh nước ngoài tới học mà giáo dục Trung Quốc còn chú ý gửi các du học sinh trong nước ra ngoài học và đặc biệt là xây dựng các ngôi trường mang đậm nét văn hóa Trung Quốc ở nước ngoài để truyền bá văn hóa, ngôn ngữ của mình rộng rãi hơn ra thế giới.
Buổi tọa đàm là dịp để các chuyên gia, các nhà quản lý và đông đảo cán bộ, nhân dân hai nước tìm hiểu sâu hơn về tình hình và việc thực hiện các chính sách giáo dục của hai bên đồng thời trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm trong việc thúc đẩy sự nghiệp giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực của từng nước.
Nottingham Forest đang sống trong những ngày mơ mộng khi tiếp tục thể hiện phong độ ấn tượng ở Ngoại hạng Anh 2024-25. Chiến thắng 2-0 trước Everton không chỉ là trận thắng thứ 5 liên tiếp, mà còn đưa đội bóng này lên vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng, thành tích cao nhất của họ trong hơn 30 năm qua.
HLV Kim Sang Sik ví đội tuyển Thái Lan như một “ngọn núi cao” nhưng theo quan điểm của ông, núi nào cũng có thể vượt qua và đội tuyển Việt Nam tự tin có thể vượt qua.
Cập nhật chung kết Việt Nam vs Thái Lan hôm nay 1/1: HLV Kim Sang Sik tự tin có thể đánh bại Thái Lan ở chung kết ASEAN Cup 2024. Đình Triệu giao tiếp với các đồng đội tốt hơn Nguyễn Filip.
Đánh giá cao sức mạnh của đội tuyển Việt Nam nhưng ông Masatada Ishii, HLV người Nhật Bản tự tin khẳng định Thái Lan sẽ giành chiến thắng trong cả hai lượt trận chung kết.
Sự lôi cuốn, sự bất ngờ, sự khó nắm bắt và khả năng biểu đạt thú vị của Màu nước đã thu hút họa sĩ Nguyễn Thu Hà, chị chọn màu nước, để kể câu chuyện của mình, kể câu chuyện của những người xung quanh…
Đối đầu Việt Nam vs Thái Lan: Cặp đấu "kẻ tám lạng, người nửa cân" ở chung kết AFF Cup 2024 được người hâm mộ hết sức đón chờ, bởi đây được coi là trận Kinh điển phiên bản Đông Nam Á.
Sau quãng thời gian dài căng mình tập luyện cho Bước nhảy hoàn vũ, mới đây Quỳnh Nga đã có chuyến đi Nhật, làm khách mời liveshow ca sĩ Khánh Phương và đi du lịch "xả hơi".
VTV Countdown được truyền hình trực tiếp trên Kênh VTV1 từ 22 giờ 10 phút ngày 31/12/2024 đến 0 giờ 15 phút ngày 1/1/2025 đã mang đến những cảm xúc đáng nhớ trong thời khắc đón năm mới 2025.
Đội hình dự kiến Việt Nam vs Thái Lan: HLV Kim Sang Sik đã bố trí 6 đội hình xuất phát khác nhau từ đầu AFF Cup 2024, và ông sẽ không ngần ngại làm điều đó lần thứ 7 ở trận chung kết lượt đi tại Việt Trì.