14/06/2014 09:57 GMT+7 | Bảng A
(lienminhbng.org) - Năm 2011, một nhóm các nhà khoa học Australia từng đau đầu trong việc nghiên cứu hành vi giao tiếp động vật đã tìm ra một phòng thí nghiệm tuyệt vời: Bóng đá & World Cup.
Nhưng vì thế giới động vật quá khó tiếp cận để quan sát chi tiết, họ chợt nảy sinh ra một ý tưởng: Nghiên cứu hành vi lừa gạt đó trong bóng đá. Họ nhận thấy, các trận bóng đá là một phòng thí nghiệm lý tưởng để nghiên cứu về các tín hiệu lừa bịp.
Trong nhiều năm trời, các nhà khoa học này đã đặt các máy quay chuyên dụng để nghiên cứu và phân tích kỹ 60 trận đấu tại các giải VĐQG Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan, Italy và Australia. Các máy quay được đặt ở mọi góc độ và khi chuyển tải lý thuyết động vật học vào đây, các nhà khoa học chia ra làm hai đối tượng: Phát tín hiệu và nhận tín hiệu.
Cầu thủ là nơi phát ra tín hiệu, với đặc trưng là những tiếng kêu rú lên khi bị phạm lỗi. Tín hiệu đó (tiếng kêu) sẽ được chuyển đến nơi nhận tín hiệu là trọng tài. Nơi nhận tín hiệu này sẽ phải giải mã tín hiệu để đưa ra quyết định, xếp thành 3 cấp độ: Lỗi chính xác; có tiếp xúc nhưng ngã quá đà; lăn lộn vì lỗi tưởng tượng.
Kết quả sau một thời gian nghiên cứu, với 2.803 lỗi được ghi nhận, đại đa số các lỗi là có thật. Tuy nhiên, 6% lỗi tưởng tượng lại đem đến nhiều phân tích thú vị, chẳng hạn: Số lỗi tưởng tượng xuất hiện gần khu cấm địa đối phương nhiều gấp 3 lần các khu vực khác. Quan trọng nhất, nó cũng được “đền đáp” gấp nhiều lần ở các vị trí khác. Nói cách khác, càng gần vòng cấm đối phương, càng có nhiều pha lăn lộn tưởng tượng và trọng tài càng bị đánh lừa. Tức là, ngoài việc phân tích sai tín hiệu, các trọng tài lại có một xu hướng tâm lý “nghiêm trọng hóa” tín hiệu, ở đây là bằng việc thổi phạt ở khu vực mà đối tượng phát tín hiệu mong muốn.
Điều này có thể được lí giải bằng một phân tích khác. Năm 2009, các nhà khoa học Anh xuất bản một nghiên cứu khác về tín hiệu động tác hình thể trên “Journal of Nonverbal Behavior” - “Tạp chí hành vi phi giao ước”, theo đó các cầu thủ bóng đá hay ăn vạ có một tư thế đặc trưng, gọi là “tư thế cánh cung”.
Chỉ có ở các cầu thủ đóng kịch mới có tư thế này, như sau: Đầu ngả về phía sau, ngực ưỡn về phía trước, hai cánh tay giang thẳng lên trời, hai chân tung lên khỏi mặt đất. Người khi đó sẽ cong như cây cung và các trọng tài lại bị đánh lừa thêm về thị giác khi đã có sẵn sức ép về việc chưa phân tích xong tín hiệu.
Với những ai yêu nhạc kịch và đã xem “Hồ Thiên nga”, thì rất dễ hình dung, đó là động tác của một nghệ sỹ ba lê đang bay lên như chim. Chỉ khác là nó kèm theo tiếng hét đau đớn như thể vừa bị hạ gục bởi một tia sét trên trời giáng xuống.
Với các CĐV bóng đá mà lại đang xem World Cup ở Brazil thì chỉ cần nhìn Fred là rõ. Mà chắc chắn là sẽ còn nhiều Fred nữa.
Quang Nguyên
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất