06/08/2016 23:13 GMT+7 | Thế giới
(lienminhbng.org) - Ngay sau khi Nghị định 46 của Chính phủ về tăng mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8 đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của xã hội.
Một trong những điểm mới của Nghị định lần này là gộp chung các hành vi vi phạm không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông với một mức phạt duy nhất đã gây ra những tranh luận trái chiều xung quanh việc phạt vượt đèn vàng và mức phạt đèn vàng bằng đèn đỏ. Ghi nhận của phóng viên truyên hình thông tấn xung quanh vấn đề này.
Điểm a, khoản 5, điều 5 và điểm C, khoản 4, điều 6 nghị định 46 của CP có hiệu lực từ 1/8 quy định phạt tiền từ 1.200.000 – 2.000.000 đồng đối với ô tô và 300.000 – 400.000 đồng đối với xe máy khi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Điều này được hiểu là mức phạt lỗi vượt đèn vàng bằng với lỗi vượt đèn đỏ, thay vì được chia ra làm 2 mức phạt khác nhau như trong nghị định 171 trước đây.
Bà Hoàng Hồng Hạn – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng Cục đường bộ VN: "Khi chúng ta chia mức phạt ra tạo ra thói quen không tốt cho người dân, thay vì dừng lại khi đèn vàng thì người dân lại cố phóng ga lên… Do đó, gộp lại là vi phạm tín hiệu giao thông".
Theo một số chuyên gia giao thông, rất khó để xử phạt người vi phạm vượt đèn vàng vì hiện nay đang thiếu cơ sở để xác định xe nào có thể dừng trước vạch sơn, xe nào không thể dừng trước vạch sơn. Và nếu hiểu theo câu chữ của Nghị định thì người vượt đèn vàng không phạm luật.
Ông Khương Kim Tạo, Nguyên Phó chánh văn phòng UBATGT Quốc gia: ”Mọi người đang quan niệm rằng người vi phạm vượt đèn vàng là vi phạm pháp luật trật tự ATGT. Nhưng thật ra nếu phân tích về câu chữ ở trong Luật nghị định 46 và trong quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ thì vượt đèn vàng không vi phạm pháp luật".
Trên thực tế, đèn vàng cũng chỉ xuất hiện trong thời gian rất ngắn nên người tham gia giao thông rất khó để xác định được khi nào đèn từ xanh chuyển sang vàng để điều chỉnh tốc độ đi cho phù hợp và kịp dừng lại trước vạch dừng. Nhưng khi chuyển sang đèn vàng mà người tham gia giao thông cố tình vượt qua thì rất dễ gây xung đột giao thông, thậm chí xảy ra tai nạn bất ngờ.
Đã có nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí có ý kiến cho rằng cần bỏ đèn vàng nếu như mức phạt giống như đèn đỏ , nhưng về đa số người dân đều mong muốn việc xử phạt vi phạm vượt đèn vàng trước mắt chỉ nên nhắc nhở, bởi thực tế hạ tầng giao thông và hệ thống đèn tín hiệu vẫn chưa thực sự khoa học và đáp ứng với quy định của Nghị định 46./.Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất