29/11/2012 10:40 GMT+7 | Thế giới
(lienminhbng.org) - Thực hiện cuộc tập kích chiến lược bằng B-52 vào bầu trời Hà Nội, kẻ thù đối mặt với hệ thống hỏa lực phòng không mạnh mẽ của quân ta và một Hà Nội can trường, bình tĩnh lạ thường. Bình tĩnh trước sức mạnh của kẻ thù, bình tĩnh trước những đau thương mất mát...
Tài liệu của Viện Viễn Đông Bác Cổ (Pháp) khẳng định việc sơ tán người hiệu quả đã tạo sức sống mạnh mẽ cho Hà Nội. Trao đổi với TT&VH tại Trung tâm văn hóa Pháp, cuối tháng 10 vừa qua, TS Pierre Journoud, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Quốc phòng Pháp nhận định: Chưa bao giờ Việt Nam chịu một trận mưa bom lớn trong một quãng thời gian ngắn như vậy. Số thương vong đáng lẽ còn lớn hơn nhiều, nếu như phần lớn người dân ở trung tâm thành phố không được sơ tán với 500 nghìn người trên tổng số 600 nghìn người được sơ tán.
Ông Vũ Văn Viễn, nguyên Giám đốc Xí nghiệp Phát thanh Hà Nội cho chúng tôi xem hai cuốn tài liệu đặc biệt của ông: Cuốn Hồi ký "Đồng bào chú ý" - Tiếng loa một thời và cuốn Nhật ký chiến đấu: Hệ thống truyền thanh phòng không chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ vào Hà Nội. Hai cuốn tài liệu tiết lộ nhiều tình tiết thú vị cả về chiến cục lẫn tâm thế người Hà Nội giữa mưa bom bão lửa.
Người dân phố Khâm Thiên đi sơ tán. Ảnh Chu Chí Thành |
Trong cuốn "nhật ký chiến đấu", ông Viễn ghi rất tỉ mỉ ngày, giờ máy bay địch bay qua Hà Nội, ông cũng ghi cả những miêu tả rất ngắn đầy cảm xúc. Ví dụ như: "16 giờ 11 phút, ngày 2/7/1972: Ta quật rơi 1 "con ma" địch khi chúng xâm phạm trời Hà Nội"; " 22 giờ 10 phút ngày 18/8/1972: Địch xâm phạm Hà Nội, đạn bay đỏ trời"…
Đọc thêm: 40 năm chiến thắng "Hà Nội - Điện biên phủ trên không" |
Không chỉ tài liệu, các nhân chứng cũng chung cái cảm giác "bình tĩnh đến lạ lùng" để đảm đương công việc giữ đất trời Thủ đô. Ông Phùng Tửu Bôi, cán bộ Bộ Nông nghiệp, nhân chứng 12 ngày đêm năm xưa bồi hồi kể: "Có những căm phẫn uất nghẹn, nhưng lòng người Hà Nội tuyệt đối không xao động. Tôi nhớ ngày Mỹ ném bom "xóa trắng" phố An Dương, tôi còn đạp xe tới tận nơi xem có giúp được gì không. Khi đến nơi, tôi đã thấy rất nhiều bạn bè tôi tới đó trước. Cuộc sống thời chiến tôi luyện cho con người ý thức lạ thường về cái chết".
Phạm Mỹ
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất