17/06/2015 14:00 GMT+7 | Di sản
(lienminhbng.org) - Tại di chỉ Tam Tinh Đôi, có niên đại hơn 3.000 năm tuổi, ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), các nhà khảo cổ đã phát lộ nhiều đoạn tường thành của một thành phố cổ đã biến mất.
Cụ thể, các đoạn tường thành ở phía Đông, Nam và Tây đã được tìm thấy, bên cạnh một số ngôi mộ cổ. Theo các chuyên gia, những đoạn tường thành xác nhận việc Tam Tinh Đôi đã từng là một thành phố cổ, chứ không chỉ đơn thuần là một điểm cúng tế như người ta tưởng.
Giới chuyên gia đánh giá Tam Tinh Đôi thậm chí từng là một trong những thành phố lớn nhất ở miền Nam Trung Quốc dưới thời nhà Thương (1600-1046 trước Công nguyên).
Tam Tinh Đôi được sáng lập vào năm 753 trước Công nguyên, tức còn lâu đời hơn thành Roma của Italy và nhiều khả năng đã có một vị quân vương đứng đầu thành phố. Tuy nhiên, di chỉ này đã bị lãng quên trong hàng ngàn năm và phải đến năm 1929 mới được tái phát hiện.
Trong cuộc khai quật ở Tam Tinh Đôi hồi năm 1986, các nhà khảo cổ đã tìm thấy hàng ngàn di sản từ thời kỳ đồ đồng
Hồi năm 1986, các nhà khảo cổ còn tìm thấy 2 hố cúng tế lớn từ đời Thương và hàng ngàn di sản từ thời kỳ đồ đồng ở di chỉ này. Kể từ đó đến nay, họ đã làm việc say mê nhằm tạo được một bức tranh hoàn chỉnh về một nền văn minh đã mất.
Các chuyên gia vẫn chưa biết được vì sao toàn bộ dân cư đã rời khỏi thành phố này. Việc không còn văn kiện cổ nào còn tồn tại tới nay khiến người ta càng khó xác định lý do. Có suy đoán cho rằng nơi này từng hứng chịu một trận động đất lớn.
Tuấn Vĩ
Theo Daily Mail
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất