09/10/2013 16:07 GMT+7 | Các ĐTQG
(lienminhbng.org) - Với những gì đã thể hiện, U19 xứng đáng với mọi lời khen ngợi và kỳ vọng. Thế nhưng, đằng sau ánh hào quang sớm ấy là nỗi lo có thật nếu nhìn lại sự "thui chột" của lứa U16 năm 2000, mà một trong những nguyên nhân chính là... bị "đốt" quá sớm!
Vượt qua Trung Quốc với tỷ số 3-2 bằng cuộc lội ngược dòng ngoạn mục, U16 Việt Nam khi ấy đâu khác với U19 lúc này. Cũng là kỳ tích, cũng là sự kỳ vọng được đặt vào một thế hệ vàng mới, nhưng tiếc thay, cả một thế hệ ấy nhanh chóng "biến mất" mà đến nay, cả đội hình chỉ còn là nỗi thất vọng lớn.
Đây, những người hùng năm xưa nhìn từ bức ảnh từ thời khắc lịch sử!
* HLV trưởng Nguyễn Văn Thịnh
Chẳng ai phủ nhận tài năng của ông Thịnh "đen" nhưng sau kỳ tích năm 2000, vị HLV không thể có được thành công khi chuyển sang cầm các đội lớn tham dự V-League. Bị đảo chính ở SLNA, lang thang tới Tiền Giang, Hải Phòng, Ninh Bình, gần đây nhất, ông Thịnh bị QNK Quảng Nam sa thải khi mùa giải hạng Nhất quốc gia 2013 chỉ đi được vài vòng.
* Thủ môn Phạm Đức Anh (áo số 25)
5 năm sau kỳ tích ở giải U16 châu Á, Đức Anh được lên chơi đội 1 SLNA và lựa chọn đầu tiên trong khung gỗ của đội bóng xứ Nghệ sau khi Thế Anh và Dương Hồng Sơn ra đi. Nhưng ở mùa giải 2009, Đức Anh bị chấn thương nặng và phải điều trị suốt gần 3 năm qua. Năm 2013 Đức Anh trở lại đội 1 SLNA nhưng chỉ là thủ môn thứ tư.
Đội tuyển U16 Việt Nam tại giải vô địch châu Á năm 2000
* Tiền đạo Phạm Văn Quyến (số 10)
Tỏa sáng đến tận SEA Games 23, nhưng chết chìm ở kỳ SEA Games sau đó với vụ bán độ lịch sử. Cũng kể từ "thằng béo" không bao giờ còn là chính mình. Bị Sông Lam Nghệ An cho Sài Gòn FC mượn vào năm 2012, đến năm 2013 Văn Quyến chính thức về Ninh Bình, nhưng những bàn thắng, phong độ đỉnh cao ngày càng thuyên giảm.
* Tiền đạo Nguyễn Anh Cường (số 19)
Ra chơi cho Hòa Phát Hà Nội năm 2004 rồi không ít lần vào chơi cho Khánh Hòa và năm 2011 về chơi lại cho hạng Nhất Hà Tĩnh năm 2011, sau đó giải nghệ. Cái nhớ về chân sút này của người hâm mộ không phải là tài năng nữa mà chỉ là pha cởi áo và ném ngay trước mặt HLV Nguyễn Thành Vinh trong trận trận đấu giữa HP.HN và HN.ACB (vòng 14 giải hạng Nhất 2009).
* Tiền vệ Phan Như Thuật (số 8)
Một năm sau VCK U16 châu Á, Như Thuật đã được HLV trưởng Dido gọi vào đội tuyển U23 tham dự SEA Games 21 và tiếp theo là SEA Games 22, nhưng tài năng của tiền vệ được ví như "Hồng Sơn tương lai" này không thể phát triển. Sau nhiều mùa ngồi ghế dự bị ở SLNA, Như Thuật chuyển sang thi đấu cho SQC Bình Định ở sân chơi hạng Nhất. Hiện nay Thuật "rồi" đã trở thành cầu thủ tự do sau 3 mùa bóng chơi ở giải hạng Nhất.
* Nguyễn Văn Vinh (số 15)
Sớm được đưa lên thử lửa trong đội 1 SLNA từ lúc 20 tuổi. Đến năm 2006 Hòa Phát Hà Nội đã mượn Văn Vinh ra thi đấu từ giai đoạn 2. Sau khi Hòa Phát Hà Nội giải tán, anh gia nhập CLB Hà Nội của ông bầu Nguyễn Đức Kiên. Đến hết năm 2013 anh trở thành cầu thủ tự do và đang đang phán để quay trở lại đội bóng quê hương SLNA.
* Hậu vệ Lâm Tấn (số 2)
Năm 2001, sau thành công ở giải U16 và mới 17 tuổi Lâm Tấn được SLNA đôn lên đội 1 và được HLV Alfred Rield gọi vào đội tuyển U23 Quốc gia thi đấu ở SEA Games 2003. Thế nhưng chấn thương đã khiến anh phải giải nghiệp cách đây 2 năm và hiện đầu quân cho một đội bóng đá phong trào ở Thành phố Vinh, đồng thời tự đứng ra tổ chức một lớp bóng đá thiếu nhi ở phường Hưng Dũng (TP. Vinh).
* Trung vệ Nguyễn Minh Đức (số 5)
Khác với các đồng đội ở đội tuyển U16 năm đó, con đường trở lên chuyên nghiệp của Đức “Sâm” muộn hơn vì anh gặp phải chấn thương nặng tưởng như phải giải nghệ sớm. Và cuộc đời quần đùi áo số của trung vệ này cũng đã trải qua các CLB sau: SLNA. XM Hải Phòng, XMSG XT, và hiện nay anh trở lại Hải Phòng.
* Tiền đạo Trương Quang Tuấn (số 7)
Đây là cầu thủ duy nhất của bóng đá Đà Năng được lựa chọn vào đội hình U16 Việt Nam thi đấu tại VCK châu Á tại chính Đà Nẵng. Sau này Quang Tuấn đầu quân cho Đà Nẵng nhưng không tìm được chỗ đứng. Mùa vừa rồi, anh bị đẩy xuống đá cho đội trẻ SHB. Đà Nẵng và mới đây, sang QNK.Quảng Nam thử việc.
* Tiền vệ Mạnh Huy (số 17)
Mạnh Huy sớm mất hút trên bản đồ bóng đá chuyên nghiệp khi không thể cạnh tranh được vị trí trong màu áo SLNA. Hiện nay anh đang tham gia vào đội bóng đá “phủi” Thành Cổ của thành phố Vinh.
* Khánh Hùng (số 6)
Là cầu thủ Hải Phòng được chính HLV Nguyễn Văn Thịnh lựa chọn nhưng cũng như các đồng đội khác Hùng nhanh chóng biến mất trên sân chơi đỉnh cao.
* Văn Tiến (số 4)
Cũng trở thành cầu thủ chuyên nghiệp. Màu áo mà Tiến thi đấu cuối cùng trước khi giải nghệ chính là đội bóng Navibank Sài Gòn.
* Mời đọc chuyên đề về chiến tích của U19 Việt Nam TẠI ĐÂY.
Đại Nghĩa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất