30/03/2023 21:36 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Cha mẹ cần phải dạy con về cách ứng xử với những nội dung độc hại trên không gian mạng.
Tờ South China Morning Post mới đây đưa tin về một sự việc gây sốc xảy ra tại một ngôi làng thuộc huyện Tùng Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Theo đó, một bé gái (7 tuổi) và một bé trai đang chơi quanh hai cái giếng trong làng thì bất ngờ, bé gái 7 tuổi bế em nhỏ lên và thả xuống giếng. Vì quá hoảng sợ nên bé trai dùng tay bấu vào thành giếng nhưng không một phút mủi lòng, bé gái đã hất tay và để nạn nhân rơi xuống giếng.
"Bé gái sau đó đi quanh giếng một lúc trước khi rời khỏi hiện trường" - cảnh sát huyện Tùng Minh cho biết.
Cảnh sát cũng tiết lộ thêm, nạn nhân đã may mắn được giải cứu khi dân làng nghe thấy tiếng kêu cứu vọng lên từ dưới đáy giếng. Một thanh niên trẻ đã buộc sợi dây vào quanh eo của cậu bé, giúp cậu nổi trên mực nước trước khi kéo lên an toàn sau khoảng thời gian 10 phút.
Đáng nói hơn, gia đình hai em là hàng xóm, trước khi xảy ra sự việc các em thường chơi với nhau. Ngày 10/3, gia đình bé gái cũng đã đưa bé trai đi kiểm tra sức khỏe và được xác nhận không hề hấn gì. Cán bộ địa phương còn cho biết giữa các gia đình hiện đã giải quyết ổn thỏa mọi việc liên quan đến chuyện của hai đứa trẻ.
Từ câu chuyện trên có thể thấy việc tiếp cận với những nội dung không phù hợp đã ảnh hưởng không nhỏ đến con trẻ. Môi trường mạng cũng như một xã hội thu nhỏ, có cái xấu, cái tốt; cái đúng cái sai... mà nếu không có khả năng tự chủ và chọn lọc thông tin sẽ dễ dàng sa đà vào những thông tin độc hại. Đặc biệt là đối tượng trẻ em, trẻ mới lớn với nhận thức còn chưa hoàn thiện sẽ dễ dàng bị cuốn vào những nội dung xấu trên internet, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tư tưởng, tình cảm, tâm sinh lí sau này.
Những nội dung không phù hợp trên không gian mạng
Đối với trẻ em ở độ tuổi đi học, những rủi ro khi tiếp thu những nội dung không phù hợp trên nền tảng số bao gồm những nội dung có tính chất khiêu dâm, hình ảnh ngược đãi động vật, bạo lực thực tế hoặc mô phỏng, hình ảnh tai nạn đẫm máu hoặc hình ảnh ma quỷ... sẽ gây tác động không nhỏ đến quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ. Dưới đây là những nội dung không phù hợp trên không gian mạng đối với trẻ em:
1. Nội dung gây ám ảnh
Nội dung gây ám ảnh bao gồm: Phim kinh dị không có thật như ma, bạo lực; Hình ảnh/video về các vụ tai nạn, cảnh giết người… ngoài đời thực.
Khi tiếp cận những nội dung kinh dị như vậy sẽ khiến trẻ mất đi động lực mạnh mẽ và ngày càng trở nên tiêu cực. Nội dung không phù hợp trên không gian mạng như vậy làm phát sinh những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, sợ hãi... Chúng có thể gây ra sự giải phóng các hormone trong cơ thể như norepinephrine, cortisol và adrenaline - những hormone của sự sợ hãi.
Việc tăng tăng nhanh các hormone này trong cơ thể sẽ gây kích thích trên tất cả các hệ thống và cơ quan của con người. Chúng thường đi kèm với một triệu chứng rõ rệt: Run tay, hàm, co thắt cơ, nhịp tim nhanh... Thậm chí, các hormone của sự sợ hãi nếu tồn tại trong cơ thể một thời gian dài có thể dẫn đến hậu quả như: Tụt cân không kiểm soát, phá hủy gan và thận, trầm cảm kéo dài...
Ở độ tuổi 6-14, con trẻ càng trở nên nhạy cảm và dễ bị tác động từ bên ngoài hơn, do đó họ càng cảm thấy sợ hãi hơn khi xem những nội dung kinh dị như vậy. Trẻ dễ dàng bị ảnh hưởng và hấp thụ những cảm xúc tiêu cực tương tự như cách tiếp thu những suy nghĩ tích cực từ truyện cổ tích.
2. Gây tổn thương bản thân và tự tử
Theo nghiên cứu, khoảng 10% thanh thiếu niên tự làm hại mình, nhưng tỷ lệ này có thể cao tới 20%. Bên cạnh đó, hầu hết những người trẻ tuổi cho biết có những cách tự làm tổn thương bản thân khi 12 tuổi. Một số yếu tố khiến con trẻ tự làm hại bản thân:
- Bị rối loạn sức khỏe tâm thần. Điều này có thể bao gồm trầm cảm, lo lắng, rối loạn đa nhân cách và rối loạn ăn uống.
- Không được cha mẹ quan tâm chăm sóc, hay bị phụ huynh la mắng, đánh đập. Quan trọng hơn, tiếp xúc với nội dung có hại trên Internet:
Một ví dụ điển hình là nạn nhân tên Molly Russell, 14 tuổi, người đã tiếp cận rất nhiều bài đăng trên Instagram liên quan đến chứng lo âu, trầm cảm, tự làm hại bản thân trước khi tự kết liễu đời mình vào tháng 11 năm 2017.
Nhiều người cho rằng thuật toán được sử dụng bởi các mạng xã hội như Instagram, TikTok... đẩy nội dung tương tự tới người dùng dựa trên những gì người dùng đã xem trước đó. Và khi Molly nhìn thấy một vài bức ảnh liên quan, những nội dung này lại tiếp tục hiện ra, khiến cô bé rơi vào hố sâu đen tối chứa đầy nội dung tự làm hại bản thân, dẫn đến hành vi trầm cảm, rồi tự sát.
3. Nội dung khiêu dâm
Nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết nội dung khiêu dâm và chứng nghiện tình dục bắt đầu ở tuổi vị thành niên. Nội dung khiêu dâm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển não bộ, thay đổi tiêu cực quan điểm về bản thân và nâng cao hành vi bạo lực đối với phụ nữ. Bên cạnh đó, với sự phát triển của Internet, điện thoại thông minh và tốc độ Internet nhanh, trẻ con có thể tiếp cận phim khiêu dâm dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết.
Tiếp xúc sớm với nội dung khiêu dâm có thể gây ra những tác động bất lợi khi nó khiến con trẻ kém thông minh hơn. Bởi lẽ, có một phần trong não được gọi là vmPFC đã được nghiên cứu rộng rãi và nó được cho là có liên quan đến việc ra quyết định của con người. Khi con bạn xem nội dung khiêu dâm, chất xám của vmPFC giảm, dẫn đến giảm khả năng tự kiểm soát.
Cha mẹ nên làm gì để bảo vệ trẻ khỏi nội dung độc hại?
Cần thường xuyên giáo dục con cái về những nội dung phù hợp và không phù hợp trên không gian mạng. Phụ huynh có thể dạy con cách trở thành người dùng mạng xã hội có trách nhiệm bằng cách hướng dẫn chúng các kỹ năng sử dụng Internet. Cha mẹ cũng nên trò chuyện thường xuyên với con về những mối nguy hiểm trên mạng mà chúng có khả năng gặp phải. Điều đó sẽ giúp chúng nhận thức được tình hình và tự bảo vệ mình khỏi tác hại của internet.
Chỉ cho trẻ lên mạng trong khung giờ nhất định. Bộ Y tế Australia khuyến cáo trẻ dưới 17 tuổi không nên sử dụng thiết bị điện tử quá 2 giờ mỗi ngày. Vì vậy, cha mẹ cần quản lý thời gian lên mạng của con, tránh để trẻ hình thành thói quen xấu. Ví dụ, cha mẹ có thể đặt quy định mỗi ngày chỉ được lên mạng 30 phút. Nếu trẻ tuân thủ nghiêm chỉnh, bạn có thể "thưởng" thêm 15-30 phút sử dụng vào cuối tuần.
Ngoài ra, việc cha mẹ lên mạng cùng con cũng là một cách hiệu quả để bảo vệ trẻ khỏi nội dung độc hại trên mạng. Cha mẹ có thể hướng dẫn con truy cập những kênh, trang web thú vị, bổ ích, mang tính giáo dục cao, đồng thời dạy con đánh dấu trang để dễ dàng truy cập lần sau. Nếu bắt gặp những quảng cáo thiếu lành mạnh, bạn nên giải thích cho trẻ hiểu những quảng cáo này sẽ dẫn đến các trang web không tốt, nhiều hình ảnh xấu, không nên bấm vào.
Tuy nhiên, điều đó là chưa đủ. Cha mẹ nên sử dụng những phần mềm kiểm soát và sàng lọc thông tin để đảm bảo môi trường trực tuyến của con bạn an toàn và lành mạnh hơn. Cha mẹ có thể cân nhắc sử dụng một công cụ lọc nội dung trực tuyến bổ sung để ẩn những loại nội dung có hại trên Internet bao gồm:
- Nội dung khiêu dâm
- Nội dung kinh dị như máu me, tai nạn, ma, bạo lực, giết người, khủng bố...
- Nội dung về chất kích thích, chất gây nghiện như rượu, bia…
- Nội dung có yếu tố gây hấn, làm tổn thương người khác
Công nghệ đã thay đổi cách trẻ em tương tác với nhau và với thế giới. Sự phát triển của công nghệ mang đến những lợi ích và tác hại cho trẻ em. Công nghệ thông tin và nuôi dạy con cái là hai phạm trù riêng biệt nhưng hiện tại chúng nó mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy cha mẹ cần biết cách giáo dục con lớn lên với lối sống lành mạnh trong thời đại công nghệ số.
Theo SCMP, Cyberpurify
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất