Cảm hứng từ U19 Việt Nam từng thắng Úc 5-0

07/09/2021 15:50 GMT+7 | Bóng đá Việt

(lienminhbng.org) - Bất chấp việc đội tuyển thất bại ở lượt trận khởi đầu vòng loại thứ 3, rất, rất nhiều người hâm mộ Việt Nam vẫn trông chờ vào một chiến thắng trước Australia, đội bóng cũng đến từ... “Đông Nam Á" (Australia cũng là thành viên của Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á). Vậy Việt Nam có thể đánh bại đội bóng xứ sở chuột túi được không?

TRỰC TIẾP bóng đá VTV6 VTV5: Việt Nam vs Úc, vòng loại World Cup 2022 (19h00, 7/9)

TRỰC TIẾP bóng đá VTV6 VTV5: Việt Nam vs Úc, vòng loại World Cup 2022 (19h00, 7/9)

TRỰC TIẾP bóng đá VTV6 VTV5: Việt Nam vs Úc, vòng loại World Cup 2022 (19h00, 7/9). Xem trực tiếp Việt Nam vs Úc trên kênh VTV5, VTV6. Trực tiếp bóng đá hôm nay.

Vòng loại World Cup 2022 châu Á:

KÈOLỊCH THI ĐẤU - BẢNG XẾP HẠNG - KẾT QUẢ

* 19h00, 7/9: Việt Nam vs Úc (VTV6, VTV5)

Soi kèo, nhận định Việt Nam vs Úc

Trực tiếp Việt Nam vs Úc

Video Việt Nam vs Úc

* 18h00, 7/9: Hàn Quốc vs Liban (FPT Play)

Soi kèo, nhận định Hàn Quốc vs Liban

Trực tiếp Hàn Quốc vs Liban

* 22h00, 7/9: Trung Quốc vs Nhật Bản (VTV6, VTV5)

Soi kèo, nhận định Trung Quốc vs Nhật Bản

Trực tiếp Trung Quốc vs Nhật Bản

Video Trung Quốc vs Nhật Bản

* 23h00, 7/9: Oman vs Ả Rập Xê Út (FPT Play)

Soi kèo, nhận định Oman vs Ả Rập Xê Út

Trực tiếp Oman vs Ả Rập Xê Út

Video Oman vs Ả Rập Xê Út

* 23h00, 7/9: Syria vs UAE (FPT Play)

Soi kèo, nhận định Syria vs UAE

Trực tiếp Syria vs UAE

* 01h00, 8/9: Iraq vs Iran (FPT Play)

Soi kèo, nhận định Iraq vs Iran

Trực tiếp Iraq vs Iran

 

 

Tất nhiên là... được

Bởi bóng đá chẳng thể nói trước điều gì. Chẳng phải 7 năm trước, U19 Việt Nam đã từng hạ đối thủ đồng trang lứa với tỷ số 1-0, trận thắng làm bùng nổ cộng đồng bóng đá Việt và có thể xem đấy là mở đầu cho một giai đoạn thăng hoa của bóng đá Việt.

Chưa kể một năm trước đó, U19 Việt Nam cũng với Công Phượng, Tuấn Anh, Văn Toàn, Xuân Trường... còn đè ngửa U19 Australia ra đá ở vòng loại U19 châu Á và kết thúc trận đấu với chiến thắng 5-1. Quá khứ đó cộng với quá trình đang thăng hoa của thầy trò Park Hang Seo, người hâm mộ Việt hy vọng Việt Nam có cửa hạ gục Australia.

Nhưng thắng một đội tuyển trẻ của Australia là một chuyện khác, nó thật sự... Chẳng có gì ghê gớm cả. Như đã từng đề cập ở bài trước, công tác đào tạo trẻ của bóng đá Australia khá... kém và gần như bỏ trống một thời gian dài, nên các đội tuyển trẻ của họ cũng khá thường.

Nó kém đến mức 2 năm trước, U19 Australia còn để cho U19 Lào cầm chân 2-2 ở giải vô địch Đông Nam Á 2019. Kết quả khiến giới truyền thông Australia phải... ngán ngẩm - “Giờ đến Lào chúng ta còn không thắng nổi".

Ngán thì ngán nhưng với dân Australia, nhưng kết quả như thế không quá bất ngờ bởi các đội tuyển U của họ cũng chẳng khác gì những đội bóng nghiệp dư, được góp nhặt vội vàng từ các nguồn khác nhau, mà đa phần thông qua... giới thiệu chứ các HLV trưởng cũng chẳng có điều kiện mà đi xem giò cẳng cầu thủ.

Điểm qua danh sách các cầu thủ trẻ Australia từng là bại tướng của Công Phượng, Tuấn Anh, Văn Toàn... ngày xưa thì hầu hết đã mất hút ở sân cỏ Austrlia, may ra còn sót mỗi Mabil trở lại Việt Nam lần này. Cũng bởi, từ 2015, cầu thủ gốc Kenya này đã sang châu Âu nuôi giấc mơ bóng đá của mình...

Bóng đá Australia “lập dị" là thế. Các đội trẻ thì rất... bèo nhưng đội tuyển của họ lại là khác hoàn toàn. Điều gì đã giúp cho một nền bóng đá dù lơ là khâu đào tạo trẻ nhưng cấp độ đội tuyển thì vẫn ổn.

Với Australia thì họ có nguồn “hàng" dồi dào đến từ châu Âu, nơi mà họ dễ dàng kêu gọi các cầu thủ trẻ thuộc khối vương quốc Anh đầu quân cho mình nếu không có nhiều cơ hội để trở thành tuyển thủ Anh, Scotland hay Wales...

Như đội tuyển dự vòng loại thứ 3 World Cup lần này có đến 21 cầu thủ đang chơi bóng ở châu Âu và rất nhiều trong số đó trưởng thành từ các CLB châu Âu hoặc đã từng khoác áo các đội tuyển trẻ ở châu Âu như: Martin Boyle (cựu U21 Scotland), Harry Soutta (U19 Scotland)...

Chú thích ảnh
Chúng ta từng thắng các đội trẻ Úc nhưng ĐTQG thì sứ mệnh vô cùng khó khăn. Ảnh AFC

Kể từ ngày “chấn hưng" Liên đoàn và gia nhập Liên đoàn châu Á, Socceroos (nick name của đội tuyển Australia) đã thay đổi bộ mặt nghiệp dư suốt thời gian dài trước đó. Họ đã 4 lần liên tiếp dự VCK World Cup và ở sân chơi này, dù thua nhiều hơn thắng và đa phần là bị loại sớm, nhưng Australia không phải là... tay mơ. Thử nhìn kết quả gần nhất của họ ở sân chơi lớn này: World Cup 2018, thua sít sao Pháp 1-2, hòa Đan Mạch 1-1, thua Peru 0-2.

Còn ở châu Á, có giai đoạn, các đội bóng nhà giàu Tây Á như UAE, Kuwait... đã đòi loại Australia khỏi Liên đoàn bóng đá châu Á vì cho rằng đội bóng xứ sở chuột túi... quá mạnh và sự hiện diện của họ sẽ khiến các đội bóng châu Á đích thực mất suất.

Mà thực tế cũng đã chứng minh, từ khi gia nhập Liên đoàn bóng đá châu Á, Australia 3 lần liên tiếp chiếm vé dự VCK World Cup, cùng hàng ngũ với những ông lớn châu lục như Hàn Quốc, Nhật Bản.

Một bộ phận truyền thông Australia cho rằng bóng đá Australia thất bại với việc gia nhập AFC, rằng điều này chỉ làm bóng đá Australia thụt lùi khi họ nhìn vào thất bại của các đội tuyển trẻ, của các CLB thuộc A.League ở sân chơi AFC Champions League cũng như sự sa sút của bóng đá xứ sở chuột túi hiện tại ở phương diện... xuất khẩu cầu thủ sang châu Âu.

Nhưng đấy chỉ là cái cớ để đổ lỗi cho cách là bóng đá... “kiểu Úc" chứ thực sự, chính những người làm bóng đá ở xưa này cũng lo sợ việc họ bị “đuổi" khỏi AFC. Họ lo ngại đồng tiền của các ông lớn Tây Á có thể biến mục đích trục xuất Australia của UAE, Kuwait thành sự thật.

Bởi dù gì, họ không muốn trở vềvới Châu đại dương, nơi mà họ chỉ sở hữu 1/2 chiếc vé và rất chật vật với công cuộc tranh giành 1/2 chiếc vé còn lại để dự VCK World Cup, điều mà nếu ở châu Á, tầm của Australia thừa sứcgiúp họ cạnh tranh vào vào tốp 4.

Cuộc sống là không ngừng ước mơ

Ngoài các so sánh như thế thì bóng đá Việt Nam không có nhiều cơ hội so tài với Australia trên sân cỏ ở cấp độ đội tuyển để có cái nhìn rõ hơn về thực lực của cả 2. Nhớ rằng, 40 năm trước, đội tuyển miền Nam Việt Nam khi đó cũng thuộc diện có “số" ở châu Á cũng đã 2 lần gặp Australia. Và dù chỉ là những cầu thủ nghiệp dư, như chính dân Australia thừa nhận, thì đội bóng xứ chuột túi cả 2 lần đều đả bại đối thủ với tỷ số 1-0 ngay tại Sài Gòn.

Vậy Việt Nam làm gì để có thể đánh bại Australia? Làm gì thì chắc chắn, HLV Park Hang Seo và các cầu thủ Việt Nam hiểu rõ hơn hết và cũng chẳng cần... dư luận mách nước. Muốn thắng thì phải... ghi bàn nhiều hơn đối thủ, đó là điều mà chắc ai cũng rõ.

Ghi bàn vào lưới Australia là chuyện mà Thái Lan đã từng làm được cũng ở vòng loại thứ 3 World Cup 2018 không chỉ một mà những 3 bàn , 2 trên sân nhà và người Thái cầm chân Australia 2-2. Trận lượt về tại Sydney, thầy trò HLV Kiatisak suýt lặp lại kỳ tích khi thua sát nút 1-2 ở những phút cuối.

Mới đây, Australia đang có chuỗi 9 trận thắng liên tiếp, chỉ để thua 2 bàn trong 9 trận đấu đó, những cả 2 bàn thua đó đều đến từ 2 trận đấu với... Đài Loan (Trung Quốc) ở vòng loại thứ 2 World Cup 2022. Điều mà cả Kuwait, Jordan hay Trung Quốc không làm được thì một đội như Đài Loan lại làm được. Từ Thái Lan đến Đài Loan, có vẻ như Australia “không hợp" với các đối thủ thiên về chơi bóng khéo hơn là cậy thể hình, sức mạnh.

Đó có thể là nguyên nhân mà truyền thông Australia đang gởi lời nhắn nhủ tới Socceroos trong trận này “đừng xem nhẹ Việt Nam vì họ sẽ gây nhiều khó khăn hơn cho chúng ta sơ với Trung Quốc".

Đài Loan đã làm được vậy thì cũng hy vọng, thầy trò ông Park cũng có thể làm được ở Mỹ Đình. Tại sao không. Còn có ghi được nhiều bàn hơn Australia hay không thì để xem ông Park làm gì với hàng thủ đã để thua 6 bàn trong 2 trận gần nhất chơi theo kiểu... tử thủ. Và cộng với... may mắn, không chỉ là 1%+99% nỗ lực, mà phải là ít nhất 30% may mắn.

Chúc đội tuyển Việt Nam có kết quả khả quan và hẹn gặp độc giả TT&VH ngày không xa.

Nguyên Nguyên (từ Australia)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm