Tuấn Anh, Văn Thanh... và nghịch cảnh y học thể thao Việt Nam

12/10/2018 11:17 GMT+7 | Thể thao

(lienminhbng.org) - Câu chuyện của 2 tài năng bóng đá trẻ Tuấn Anh, Văn Thanh cũng chỉ một trong hàng loạt hệ lụy, sự cố bi hài đủ loại gắn với một nền y học thể thao còn nhiều yếu kém, bất cập. Nó càng trở thành một nỗi lo, một nguy cơ đầy ám ảnh trong điều kiện Thể thao Việt Nam nói chung và bóng đá nói riêng đang phát triển “nóng”.

90 cán bộ y tế lo cả… chục nghìn VĐV

Như một nghịch lý, mảng y học phục vụ thể thao, các bác sĩ thể thao chỉ được đề cập đến mỗi khi xảy ra “chuyện” hay đến các sự kiện quốc tế lớn như SEA Games, ASIAD hay Olympic nơi phơi bày đầy đủ những yếu kém, sự tụt hậu so với mặt bằng chung tối thiểu. Đơn cử tại SEA Games, cả một đoàn quân lên tới hàng nghìn tuyển thủ chỉ được bố trí 10 nhân lực y tế, thậm chí khi điều kiện khó khăn về kinh phí thì lực lượng bị cắt giảm đầu tiên chính chính là bác sĩ.

Thành ra mới có một những người vất vả nhất, căng thẳng nhất không phải là các HLV, VĐV mà lại chính là các y, bác sĩ. Trung bình mỗi bác sĩ phải đảm trách khoảng 3 phân đội hay đội tuyển thủ quốc gia, luôn rơi vào tình trạng quá tải, cho dù đã phải gồng mình gắng sức tối đa.

Theo thống kế chính thức của ngành thể thao, hiện cả nước chỉ có 22% số tỉnh, thành có duy trì phòng y học thể thao. Đáng nói hơn, tổng số các cán bộ, y bác sĩ làm việc tại tất cả các cơ sở thể thao mới chỉ đạt tới con số 90. Xin nhắc lại 90.

Và số lượng ấy đặt trong tình trạng của một nền thể thao đang nở rộ, phần nào đó có thể nói là phát triển “nóng”, với cả chục nghìn VĐV chỉ tính cấp tỉnh, cấp quốc gia của hơn 40 môn mới thấy đó thực sự là một thảm họa khó tin. Cả một trung tâm lớn như thể thao Thanh Hóa cũng chỉ có hai nhân lực y tế đủ biết như thế nào.

Chưa kể những người đang đảm đương nhiệm vụ hầu hết lại chỉ có trình độ... y sĩ, còn rất mù mờ về đặc thù thể thao. Ở thể thao các địa phương, như chia sẻ của chính những “người trong cuộc” thì công việc duy nhất mà họ làm là khám sức khỏe thông thường, cấp thuốc bổ theo định kỳ, chữa trị cảm sốt, sơ cứu chấn thương. Còn mọi chuyện khác đều phải nhờ cậy tới các bệnh viện lớn trên địa bàn, hay chuyển lên tuyến trên.

Ngay “đại bản doanh” số 1 là Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia Hà Nội, phòng Y học gồm 20 người phải đảm trách việc chăm lo sức khỏe, phòng chống chữa trị chấn thương cho cả nghìn tuyển thủ tập huấn quanh năm. Trưởng phòng Nguyễn Trọng Hiền cho hay, con số 20 đã là cả thành quả của quá trình “đấu tranh” bền bỉ, chứ nhiều năm trước đó chỉ 10 người. Chuyện tuyển dụng nhân sự cũng vô cùng khó khăn, nhất là bác sĩ có trình độ, đơn giản vì công việc tại đây quá vất vả, thất thường, thu nhập lại thấp.

Số bác sĩ được đào tạo y học thể thao chuyên ngành đến giờ đếm chưa nổi hai bàn tay. Đã vậy, phần nhiều trong số đó đã chuyển sang làm công tác quản lý, nghiên cứu ví như hai chuyên gia Lê Quý Phượng, Nguyễn Văn Phú, hay nghỉ hưu như gương mặt quen thuộc với các tuyển thủ quốc gia Phạm Xuân Ngà.

Chú thích ảnh

Hễ dính chấn thương là muốn ra nước ngoài!

Tất cả đã tạo nên một vòng tròn luẩn quẩn từ phòng chống, phát hiện, chữa trị chấn thương, chăm sóc sức khỏe, đảm bảo thể lực cho các VĐV, kể cả tuyển thủ quốc gia.

Y học phục vụ Thể thao Việt Nam còn nhiều yếu kém, bất cập đến mức ngay cả bệnh viện chuyên ngành duy nhất là Bệnh viện Thể thao Việt Nam giờ mỗi năm cũng chỉ thu hút được khoảng 10% số VĐV dính chấn thương, bệnh tật tới khám chữa trị. Nhiều trường hợp chính bệnh viên cũng phải nhờ các bệnh viện chuyên ngành hỗ trợ, trực tiếp can thiệp.

Rất bi hài vì các VĐV dính chấn thương lại nghĩ ngay tới phương án ra nước ngoài để điều trị. Không chỉ những ca nặng như Nguyệt Ánh (karatedo), Văn Kiều (bóng chuyền) Thanh Hằng (điền kinh) khi trước hay Lệ Dung (đấu kiếm) mới đây, hay Tuấn Anh, Văn Thanh (bóng đá) bây giờ mà nhiều trường hợp nhẹ hơn nhiều cũng có tâm lý như thế.

Tân binh tuyển Việt Nam tự tin thay thế Văn Thanh

Tân binh tuyển Việt Nam tự tin thay thế Văn Thanh

Tân binh của tuyển Việt Nam Nguyễn Hoàng Quốc Chí cho biết, anh từng có thời gian chơi ở vị trí hậu vệ nên cầu thủ của Sanna Khánh Hòa tự tin có thể thay thế vị trí Văn Thanh để lại.

Tuy nhiên, chẳng phải ai cũng có thể xuất ngoại, bởi còn liên quan đến câu chuyện kinh phí. Với mức mua bảo hiểm hiện tại ở các đội tuyển quốc gia, trừ bóng đá, mức chi trả tối đa chỉ 100 triệu đồng. Cho nên nhiều tuyển thủ dính chấn thương, dù nặng hay dai dẳng, vẫn phải chờ dài cổ để ngành thể thao cân đối hay tìm kiếm nguồn kinh phí. Nhà vô địch ASIAD Vũ Nguyệt Ánh đợi tới 3 năm mới có đối tác tài trợ đủ tiền sang Singapore “cứu” cái đầu gối của mình. Trước đây, Thể thao Việt Nam từng có "Quỹ hỗ trợ tài năng" giúp đỡ các VÐV giành thành tích quốc tế cao gặp khó khăn nhưng rất tiếc đã không còn tồn tại.

Đội ngũ y bác sỹ vừa thiếu vừa yếu. Quy trình chăm sóc, chữa trị lỏng lẻo, nhiều lỗ hổng. Y học thể thao vẫn là khâu yếu nhất của Thể thao Việt Nam, mới chỉ tham gia giải quyết được một vài nội dung đơn giản, vẫn đứng ngoài thể thao thành tích cao, như đánh giá thẳng thắn của bác sỹ kỳ cựu, chuyên gia hàng đầu thế giới người Đức Nober Moss, từng có 16 năm sát cánh, đồng hành cùng ngành thể thao.

 

Chấn thương của Văn Thanh là do... máy móc!?

Sau một va chạm ở vòng 22 V-League 2018, Văn Thanh đã bị đứt dây chằng đầu gối phải và hậu vệ trẻ xuất sắc này đã phải vắng mặt cả ở hai giải đấu lớn sắp tới là AFF Cup 2018 và ASIAN Cup 2019.

Tuy nhiên, liên quan đến chấn thương này, bác sĩ của đội bóng phố Núi, ông Đồng Xuân Lâm đã có tiết lộ gây sốc: “Chấn thương của Văn Thanh cũng do lúc đầu chụp chưa được chuẩn lắm, khám ở Hàm Rồng nhưng trong tình trạng máy chụp MRI không được tốt. Sau đó thì tôi đưa Văn Thanh xuống Đại học Y Dược TP.HCM chụp lại thì mới phát hiện cậu ấy bị đứt dây chằng".

Trước Văn Thanh là trường hợp của tài năng khác cũng của Hoàng Anh Gia Lai, tiền vệ Tuấn Anh dính chấn thương dai dẳng cũng một phần do không được điều trị dứt điểm.

***

“Phải thẳng thắn thừa nhận Thể thao Việt Nam hãy còn kém xa ngay cả một số nước trong khu vực chứ chưa nói đến quốc tế về nhân lực, điều kiện chăm sóc y tế cho các VĐV. Đơn cử tại Olympic 2016, trong khi chúng ta đã rất cố gắng để đưa sang được 3 bác sĩ thì Singapore thậm chí còn thuê hẳn một địa điểm để thiết lập nên một trung tâm y học riêng. Riêng về việc điều trị hay kể cả phẫu thuật chấn thương, tôi cho rằng các bác sĩ trong nước đã có thể giải quyết, nhưng vấn đề chính nằm ở điều kiện, trang thiết bị dụng cụ”, bác sĩ Nguyễn Văn Phú, Phó giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam.

Lịch thi đấu AFF Cup 2018. Xem trực tiếp đội tuyển Việt Nam. Trực tiếp VTV6

Lịch thi đấu AFF Cup 2018. Xem trực tiếp đội tuyển Việt Nam. Trực tiếp VTV6

Lịch thi đấu AFF Cup 2018. Lịch trực tiếp AFF Cup. Xem trực tiếp đội tuyển Việt Nam. Trực tiếp VTV6.

Tường Nhi

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm