13/11/2008 13:18 GMT+7 | Trong nước
(TT&VH) - Báo chí Đức hôm qua đưa một tin gây chấn động: Một bác sĩ người Đức không nổi tiếng, không chuyên về HIV/AIDS đã bất ngờ giúp một bệnh nhân thoát khỏi căn bệnh thế kỷ. Bác sĩ này vẫn đang lặng lẽ tiến hành thử nghiệm phương pháp điều trị do ông tình cờ tìm ra.
Thành tựu quan trọng
Bác sĩ Hutter, tác giả của
phương pháp điều trị mới |
Thành quả bất ngờ này diễn ra trong quá trình Hutter điều trị bệnh bạch cầu cho bệnh nhân kể trên. Ông quyết định thay thế các tủy xương của bệnh nhân bằng tủy xương của một người vốn đã may mắn có khả năng miễn nhiễm tự nhiên với virus HIV thông qua đột biến gene. Kết quả của sự cấy ghép này là bệnh nhân vừa khỏi bệnh bạch cầu nguy hiểm, vừa thoát khỏi HIV/AIDS. "Bản thân tôi cũng rất ngạc nhiên trước kết quả này" - Hutter thừa nhận
Yếu tố CCR5
Quay trở lại năm 1996, khi các hỗn hợp thuốc kháng virus vẫn được coi là cách duy nhất để kiểm soát hoạt động lây lan của HIV, một số nhà nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi phát hiện rằng nhiều người đồng tính, dù quan hệ tình dục rất bừa bãi với hàng trăm bạn tình, lại không hề nhiễm bệnh.Qua nghiên cứu, người ta phát hiện rằng những người này được thừa hưởng một biến thể gene từ cha mẹ khiến họ miễn nhiễm tự nhiên với HIV.
Mô hình điều trị bệnh thông qua việc ngăn chặn CCR5 |
Quá trình ghép tủy hoàn tất, Hutter đã yêu cầu bệnh nhân ngừng sử dụng thuốc kháng virus vì lo ngại các loại thuốc cực mạnh có thể tiêu diệt các tế bào quan trọng được sinh ra từ đoạn tủy mới. Ông dự tính sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng virus nếu HIV lại tiếp tục xuất hiện trong máu. Tuy nhiên điều ông ngờ tới là chuyện đó không bao giờ xảy ra!
Hồi tháng 9 vừa rối, kết quả điều trị đã được trình diễn trước các nhà khoa học tại Hội thảo về kháng virus và bệnh lây nhiễm cơ hội tổ chức tại Mỹ. Phần lớn các nhà nghiên cứu cho rằng những biến đổi về gene trong cơ thể bệnh nhân đã giúp bệnh nhân khống chế thành công HIV và sẽ không bị AIDS nữa.
Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng hướng đi này vẫn có nhược điểm. Virus HIV vốn biến đổi rất nhanh và sau một khoảng thời gian nhất định sẽ tìm ra cách xâm nhập thế bào mới. Bên cạnh đó, việc ngăn chặn CCR5 mang lại khá nhiều tác dụng phụ. Một nghiên cứu mới đây cho thấy những người cơ thể đã ngăn chặn CCR5 lại rất dễ mắc bệnh và chết bởi virus Tây Nile. Quan trọng hơn, việc cấy ghép tủy có thể đoạt mạng sống của khoảng 30% bệnh nhân, đó là chưa tính tới việc người ta không có đủ lượng tủy sống cần thiết để cấy ghép. Vì lẽ đó, việc ghép tủy không dễ trở thành giải pháp đại trà trong cuộc chiến chống AIDS.
Liệu pháp gine - hướng đi mới
Hiện các nhà khoa học đã tính tới những hướng đi mới an toàn hơn. Đó là việc "lập trình" lại tế bào của bệnh nhân thông qua liệu pháp gene.
Gia Bảo
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất