19/06/2016 20:38 GMT+7 | Văn hoá
(lienminhbng.org) - Bây giờ, công nghệ phát sóng đã tương đương nhau, nên đừng nghĩ rằng làm giám khảo trên kênh VTV3 sẽ oai phong hơn làm giám khảo trên kênh THVL1 của Đài truyền hình Vĩnh Long. Nhầm to đấy. Chính thù lao mới có ý nghĩa quyết định việc chọn ghế nóng của giám khảo. Vấn đề tiền bạc dễ giải quyết, nhưng vấn đề chất lượng thì vẫn treo lơ lửng.
>>> Chuyên đề: Khóc, cười quanh ghế nóng gameshow
Ở nước ta hiện nay, chỉ có hai đối tượng đắc dụng làm giám khảo truyền hình thực tế là ca sĩ và danh hài. Tạo không khí vui nhộn như Hoài Linh cũng ăn khách mà có sức hút bởi thị phi như Hồ Ngọc Hà cũng ăn khách. Thế nhưng, nếu không bị chi phối bởi quần áo và son phấn, mà đôi lần nghiêm túc lắng tai nghe lời vàng ý ngọc của giám khảo thì rất dễ chán nản.
Ngoài những mỹ từ hào phóng như “rất xúc động”, “thật tuyệt vời” hay “quá đỉnh” thì ấn tượng của giám khảo đối với công chúng khá mờ nhạt. Lý do, bên cạnh nguyên tắc tuân thủ luật chơi (công khai hoặc ngấm ngầm) của ban tổ chức, hầu hết giám khảo đều ngần ngại bộc lộ cá tính.
Truyền hình thực tế dẫu khuyến khích tính tương tác, thì cũng chỉ là một show diễn. Diễn cho khéo léo, diễn cho tròn trịa, diễn cho tươi vui… đều theo đúng kịch bản, cả thí sinh lẫn giám khảo. Nếu ai đó hồn nhiên bước qua khỏi lằn ranh của kịch bản, chắc chắn sẽ không được… hẹn tái ngộ lần sau.
Chúng ta xem giám khảo diễn, dĩ nhiên nét mặt hỉ hả của họ quan trọng hơn ngôn từ chuẩn xác của họ. Vì vậy, hay – dở, đúng – sai từ nhận định của giám khảo, rất ít khi khiến ai bận tâm.
Tuy nhiên, không mấy khó khăn để thấy rằng chất lượng giám khảo trên màn ảnh nhỏ đang rất chông chênh. Thứ nhất, thông tin luôn ít ỏi. Thứ hai, khen chê kiểu… hòa vốn.
Muốn thay đổi chất lượng giám khảo trên truyền hình, chỉ trông chờ vào sự thay đổi tư duy của những người làm truyền hình!
Văn Bảy (ghi)
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất