20/04/2016 11:15 GMT+7 | Đọc - Xem
(lienminhbng.org) - Trong cuốn sách The Sun & The Moon & the Rolling Stones, sẽ phát hành ngày 10/5, nhà báo Rich Cohen mô tả thành viên trụ cột ban nhạc Rolling StonesMick Jagger là "người tàn ác, lợi dụng công sức của người khác để vun vén cho sự nghiệp riêng".
Mick Jagger cực kỳ tàn nhẫn
Trong những năm 1970, Jagger dẫn dắt các thành viên ban nhạc thoát khỏi ma túy thành công. Nhưng trước đó, năm 1969, Jagger đã tạo áp lực trong quyết định sa thải Brian Jones, một thành viên sáng lập ban nhạc. Quyết định đó khiến cuộc sống Brian Jonesvượt khỏi tầm kiểm soát, sau đó người ta phát hiện ông đã chết trong bể bơi tại nhà riêng ở Hartfield, Đông Sussex (Anh).
"Khi nói về bộ não của ban nhạc Rolling Stones, bạn thường nói về Jagger, người luôn điều hành hoạt động của ban nhạc với sự tàn nhẫn. Tính cách đó được đưa vào âm nhạc của Rolling Stones. Rolling Stones đã bỏ rơi người từng sát cánh ban nhạc từ buổi đầu. Ở con người Mick Jagger có gì đó rất kỳ quái, đó là một cỗ máy chạy trên cơ thểngười" – Cohen viết khi khẳng định không ai ngạc nhiên sau khi Jones bị sa thải khỏi ban nhạc.
Nhiều người cho rằng nhờ tính cách ấy, Jagger đã kéo dài sự tồn tại của ban nhạc. Nhưng sống bên cạnh Jagger chẳng khác gì sống bên cạnh một hố đen."Jagger sống với cái tôi rất lớn. Ông đứng trước hàng triệu người song trong mắt ông hàng triệu người đó không tồn tại" - Cohen viết trong sách.
Cohen lần đầu gặp các thành viên của ban nhạc Rolling Stones giữa những năm 1990, khi đó anh mới ngoài 20 tuổi. Lúc đó, Cohen được đề nghị viết bài về ban nhạc cho tạp chí Rolling Stone.
Giờ ở tuổi 47, Cohen thân thiết nhất với Keith Richards, người đã tiết lộ nhiều chi tiết, cả lần suýt chết do dùng ma túy. Chuyện xảy ra hồi năm 1972 ở Thụy Sĩ, sau khi ban nhạc hoàn thành album kinh điển Exile On Main St, Richards thử áp dụng detox (phương pháp thanh lọc cơ thể và đốt mỡ) sau một thời gian dài lạm dụng ma túy.
Thành viên cận kề cái chết
Thời điểm đó, Rolling Stones muốn lưu diễn, bởi vậy Richards quyết định tránh xa ma túy nếu không muốn gặp rắc rối với cảnh sát các nước. Khi áp dụng phương pháp detox, Richards "xanh xao và nhợt nhạt như ma, người lạnh như băng và bất tỉnh". Ông phải nhập viện và phải điều trị 2 tuần.
June Shelley, trợ lý của ban nhạc, người tháp tùng Rolling Stones trong chuyến lưu diễn đó, kể lại: "Richards trông như chết rồi. Tôi cầm tay Richards và nghĩ: "Chúa ơi, mình sắp mất một thành viên của Rolling Stones". Các y tá nhìn Richards cũng luôn miệng kêu "Chúa ơi". Phải mất 3 ngày, Richards mới có thể ngồi dậy. Sau 1 tuần ông mới có thể bước đi và chơi guitar".
Trong quá trình điều trị ở bệnh viện, Richards đã sáng tác khúc ballad Angie bằng guitar gỗ. Cohen mô tả "nhạc phẩm này viết về bệnh tật và thời khắc cận kề cái chết. Đây là một trong những giai điệu buồn nhất trong thập kỷ".
Song đây không phải là trải nghiệm tồi tệ nhất mà Richards từng phải đối diện. Ông từng suy sụp khi bạn gái Anita Pallenberg mang thai, bác sĩ khuyên họ bỏ thai vì thời điểm đó Richards nghiện ma túy nặng. Nếu sinh con, có thể đứa bé cũng nghiện heroin. Song thật kỳ diệu Dandelion, con gái của Richards đã không mắc nghiện.
Trong cuốn sách, Cohen còn mô tả Jagger và Richards như “cặp vợ chồng xung khắc", “như hai diễn viên diễn cùng nhau trên sân khấu và giả bộ họ vẫn là anh em" và họ là người chỉ muốn giữ đội hình Rolling Stones vì tiền. Mối quan hệ ngày càng căng thẳng khi Jagger bị coi là phản bội, xúc tiến các album solo và coi công việc riêng hơn các hoạt động của ban nhạc.
Theo Cohen, Jagger từng đề nghị Richards xóa bỏ các chi tiết tục tĩu và dâm ô của họ trong cuốn hồi ký của Richards, song ông đã từ chối. Thậm chí trước khi phát hành cuốn hồi ký, Jagger đã tới nhà Richards để van xin Richards song vẫn bị từ chối thẳng thừng.
Việt Lâm (theo Daily Mail)
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất