22/11/2015 07:26 GMT+7 | Đọc - Xem
(lienminhbng.org) - Tác giả cuốn Mẹ Việt dạy con bước cùng toàn cầu đã nuôi dạy cô con gái Lã Hồ Minh Khuê giành học bổng tại trường đại học hàng đầu thế giới: Harvard. Nhưng những bài học trong cuốn sách của chị không chỉ hướng về học vấn của con cái.
Buổi ra mắt cuốn sách diễn ra chiều 21/11 tại Hà Nội. Rất dày dặn (720 trang), sách gồm 7 chương bàn về rất nhiều khía cạnh trong quá trình làm mẹ, dạy con cũng như tận hưởng và đương đầu với cuộc sống.
Trong sách, nhà báo Hồ Thị Hải Âu nhắc đến 2 cuốn sách nổi tiếng khác viết về các bà mẹ dạy con toàn cầu: Em phải đến Harvard học kinh tế của Lưu Vệ Hoa (Trung Quốc) và Khúc chiến ca của mẹ hổ của Amy Chua (người Mỹ gốc Hoa). Có thể nói, với cuốn Mẹ Việt dạy con bước cùng toàn cầu, Việt Nam đã có một cuốn sách cùng loại.
Chưa xét về độ nổi tiếng hay gây tranh cãi, đây đều là những triết lý dạy con của các bà mẹ ở những quốc gia khác nhau. Điểm chung của họ là những đứa con đều đạt đến trình độ học vấn cao và tương lai đầy hứa hẹn. Tức là, thành quả của triết lý giáo dục đó coi như đã được chứng minh.
So với 2 cuốn sách của Trung Quốc và Mỹ, điểm nổi bật trong tác phẩm của Hồ Thị Hải Âu là tinh thần của đạo Phật. Tác giả nói: “Quá trình làm mẹ chính là con đường chứng ngộ để hiểu đạo Phật sâu sắc hơn”.
Bởi vậy, nếu Amy Chua gây tranh cãi gay gắt với triết lý giáo dục hà khắc cực đoan hướng những đứa con thành thiên tài, thì Hồ Thị Hải Âu có một quan điểm cân bằng hơn. Chị đặt ra 4 hình thức kỷ luật: mềm, tình thương, nước mắt và nội tâm.
Trong đó, “kỷ luật nước mắt” của chị chống lại quan điểm tưởng như nhân văn về “4 không”, gồm: không cạnh tranh, không áp lực, không kỷ luật, không tổn thương. Chị cho rằng, trong giáo dục, “kỷ luật không nước mắt” chỉ là hoang tưởng.
Hạ Huyền
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất