(TT&VH Cuối tuần) - Festival nghệ thuật trình diễn quốc tế Nippon lần thứ 17 (the 17th Nippon International Performance Art Festival - NIPAF) vừa kết thúc tại ba thành phố lớn của Nhật Bản là Tokyo, Osaka và Nagano. Đại diện duy nhất của Việt Nam tại sự kiện mỹ thuật lớn trong khu vực này là Vũ Đức Toàn. Tốt nghiệp khoa Lịch sử và Lý luận phê bình mỹ thuật, ĐH Mỹ thuật Việt Nam năm 2007 nhưng được biết đến nhiều hơn trong giới mỹ thuật với tư cách là một nghệ sĩ của nghệ thuật trình diễn.
Vũ Đức Toàn trình diễn Tác phẩm ở Tokyo số 2
Trở về từ NIPAF, Toàn cho biết:
- NIPAF năm nay là một tour từ Tokyo đến Osaka và Nagano. Hầu hết các tác phẩm đều được diễn ra trong không gian nhà hát hoặc khán phòng nhỏ, có chừng dăm sáu chục ghế ngồi. Các nghệ sĩ thường trình diễn trên một sân khấu chính. Tuy nhiên, ai thích chọn cách thức thể hiện nào trong không gian đó cũng được. Vì vậy, có khi, tôi trình diễn ở điểm cuối của một hành lang bên ngoài khán phòng, hoặc có nghệ sĩ khác lại trình diễn xen lẫn với khán giả... Còn có lần, cả đoàn lên một ngôi nhà cách biệt trên đỉnh núi, không có nhiều vật dụng hiện đại, không có cả sóng viễn thông hay dịch vụ internet, chỉ có thiên nhiên.
* Với những giới hạn không gian như vậy, có tác phẩm nào của anh bị “khớp” không?
- Cũng có, tuy nhiên, cái này không hẳn do giới hạn không gian mà còn do sự khác nhau về điều kiện xã hội chung hoặc do phản ứng chưa nhạy bén của bản thân tôi nữa. Tôi đã chuẩn bị từ Việt Nam một số thiết bị điện, song sang đến nơi mới biết, nước Nhật chỉ dùng điện 110v nên... thua. Hay như khi trình diễn trên núi, mỗi nghệ sĩ chỉ có một thời gian rất ngắn để chuẩn bị, riêng tôi phải đổi ý tưởng tác phẩm đến 3 lần khiến trợ lý nghệ sĩ của đoàn cũng phải sốt ruột, vì các ý tưởng ban đầu đều viện đến những sản phẩm của công nghệ hiện đại theo một thói quen tư duy thông thường, như điện thoại di động chẳng hạn, mà quên mất là ở trên núi không có sóng viễn thông...
* Anh có thể mô tả chút về tác phẩm anh trình diễn tại NIPAF lần này không?
- Tôi làm 1 serie liên quan đến nước, đều chung một cái tên là: Phụ lục của bản trường ca về nước (Appendix of an Epic on Water), đánh số thứ tự. Tác phẩm ở Tokyo (số 2), tôi làm với một con cá chép. Tôi mặc một bộ quần áo ướt sũng, hai tay quặt về phía sau cầm một con cá chép còn sống thoi thóp và từ từ tiến lên sân khấu. Tôi cũng từ từ và trịnh trọng đặt con cá lên một cái bục, rồi dùng một cái cưa kim hoàn (cưa được đặt riêng, cỡ to) lưỡi cưa sắc nhưng rất mảnh, tiếp xúc với con cá. Tôi muốn mọi thao tác và hành vi ở đây như mang tính nghi thức, bắt đầu cưa đầu cá theo một nhịp đều đều rất tỉ mỉ và chậm rãi với một trạng thái trơ như không có ý thức về cảm xúc... Khán phòng im lặng, tiếng răng cưa ghì vào xương cá nghe rõ mồn một. Tuy nhiên, khi cưa đến nửa đường thì cái lưỡi cưa do va chạm nhiều với xương cá nên bị đứt, kêu “păng” một tiếng. Cả khán phòng vẫn im phắc...
* Đó là sự cố hay là sự chuẩn bị trước của anh cho tác phẩm?
- Hoàn toàn là một sự cố không được tính trước. Ý định của tôi muốn khán phòng nín lặng trong căng thẳng cho đến khí cái đầu cá bị đứt lìa…
* Hẳn là anh bị bất ngờ?
- Vâng, cái sự bất ngờ trong tích tắc đó đã cho tôi rất nhiều cảm xúc. Tôi lặng lẽ buông cái cưa xuống, nâng con cá đặt lên một cái khăn mùi xoa, gói ghém cẩn thận, để lại nó trên bục, rồi lui dần vào cánh gà...
* Còn công chúng có mặt ở đó?
- Họ lặng phắc cho đến khi tôi lui vào hậu trường, mới đồng loạt à lên, vỗ tay như thể thở phào nhẹ nhõm... Tôi nghĩ là họ đã ở trong một trạng thái im lặng cùng nhiều cảm giác khác nhau trong suốt thời gian theo dõi tôi và con cá... Một vài nghệ sĩ và khán giả bảo tôi: “Tác phẩm của bạn gây ra cảm giác khiến tôi nổi da gà”, “Hình như tác phẩm của bạn nói đến sự ghê tởm và sự ăn năn nào đó, tôi có nhầm không?”... Tôi chỉ biết cảm ơn họ, như vậy là quá đủ với tôi...
* Còn với bản thân anh, điều gì khiến anh ấn tượng nhất ở NIPAF?
- Có lẽ, đó là tinh thần nghiêm túc của nghệ sĩ khi làm tác phẩm, bất cứ thuộc thể loại nào. Họ thực hiện tác phẩm chứ không coi tác phẩm như một công cụ để khoe khoang bản thân. Tôi đã rất bất ngờ và khâm phục khi biết rằng, không ít nghệ sĩ Nhật Bản tham gia NIPAF chính là những nhân viên chạy bàn, phát tờ rơi hay làm một công việc lao động phổ thông mà không qua một trường đào tạo chính quy về nghệ thuật... Họ làm việc cật lực hàng ngày để kiếm tiền và dành dụm cho những đợt nghỉ phép để tham gia các festival nghệ thuật trình diễn trong nước hoặc quốc tế. Tôi nghĩ, họ là những nghệ sĩ chuyên nghiệp. Trong khi ở Việt Nam mình, hình như “nghệ sĩ chuyên nghiệp” lại được quan niệm rất khác...
Dương Cẩm Lynh, với vẻ đẹp dịu dàng và phong cách thời trang tinh tế, luôn biết cách làm mới hình ảnh của mình. Trong dịp Tết 2025 này, nữ diễn viên không ngại trải nghiệm những mẫu áo dài độc đáo và phong cách làm đẹp ấn tượng.
Trang TC Candler vừa công bố danh sách những người đàn ông đẹp trai nhất thế giới năm 2024, trong đó, nam diễn viên Chris Hemsworth đã được vinh danh là người đẹp trai nhất. Anh đã vượt qua nhiều đối thủ nổi bật như Jungkook của BTS, Chris Evans, Jason Momoa và Henry Cavill.
Trong không khí chào đón mùa Xuân mới, thành công mà thầy trò HLV Kim Sang Sik có được tại ASEAN Cup 2024 như thổi luồng không khí tô điểm vào bức tranh rực rỡ sắc màu của đất nước.
Giá vàng vẫn giao dịch trên ngưỡng 2.600 USD/ounce trong sáng 6/1, khi các nhà đầu tư chờ đợi một loạt dữ liệu kinh tế trong tuần này để tìm kiếm manh mối về lập trường lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
Nhà làm phim Brady Corbet đã xuất sắc giành giải "Đạo diễn xuất sắc nhất" tại Quả cầu Vàng lần thứ 82 với tác phẩm chính kịch sử thi "The Brutalist", vượt qua hàng loạt tên tuổi lớn như Jacques Audiard với "Emilia Pérez", Sean Baker với "Anora" và Edward Berger với "Conclave".
Trưa ngày 6/1, đội tuyển Việt Nam đã chính thức rời Bangkok (Thái Lan) để trở về nước sau chiến thắng lịch sử trước đội tuyển Thái Lan tại chung kết lượt về ASEAN Cup 2024.
Thủ môn Đình Triệu khẳng định thành công sẽ đến với những người không ngừng nỗ lực. Chơi chắc chắn, tự tin, thủ môn quê Thái Bình tỏa sáng, góp công không nhỏ trong chức vô địch AFF Cup 2024 của tuyển bàn thắng.
Tin chuyển nhượng 6/1: MU muốn mua sao thất sủng tại Chelsea; CĐV Liverpool "biểu tình" đòi giữ chân Salah; Man City đã ngồi vào bàn đàm phán với Lens về trường hợp của trung vệ Khusanov; Rashford muốn đến La Liga,…
Bình luận video ghi lại hình ảnh cầu thủ Supachok của đội tuyển Thái Lan nhận sự an ủi từ người thân khi thua trận chung kết AFF Cup 2024, Nguyễn Xuân Son viết "ngu dốt".
Một xe khách giường nằm đã va chạm với xe đầu kéo kéo theo sơmi rơmoóc trên tuyến cao tốc Cao Bồ-Mai Sơn, khiến tài xế xe khách bị mắc kẹt trong cabin và 16 người bị thương.
Hãng Disney đã mở đầu năm 2025 bằng chiến thắng áp đảo tại phòng vé Bắc Mỹ với bộ phim "Mufasa: The Lion King", thu về 23,8 triệu USD trong tuần thứ 3 công chiếu.
Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, dân tộc Dao là một trong những dân tộc có nhiều phong tục, tập quán lâu đời, giàu bản sắc với dân số gần 900.000 người, cư trú chủ yếu ở biên giới Việt-Trung, Việt-Lào và ở một số tỉnh trung du và ven biển Bắc bộ.
Lễ hội băng đăng quốc tế Cáp Nhĩ Tân lần thứ 41 khai mạc ngày 5/1/2025 tại Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc với chủ đề "Giấc mơ mùa đông, tình yêu giữa châu Á", trưng bày các tác phẩm nghệ thuật băng tuyết tinh xảo.
Như một lời tri ân sâu sắc, nhà sản xuất Anh trai vượt ngàn chông gai gửi lời mời toàn thể ban huấn luyện và đội tuyển Việt Nam tham dự concert diễn ra vào tháng 3/2025 tại TP.HCM.
Tin nóng bóng đá Việt 6/1: ĐT Việt Nam lập vô số kỷ lục sau chức vô địch; nhận mưa tiền thưởng; Đình Triệu nói lời gan ruột; sao Thái Lan đóng facebook;...