20/10/2017 07:25 GMT+7 | Văn hoá
(lienminhbng.org) – Quả cầu trong tác phẩm Salvator Mundi của Leonardo da Vinci thiếu chính xác về mặt quang học, khiến nhiều chuyên gia băn khoăn về ý đồ thật sự của đại danh họa.
Một cuốn tiểu sử mới về Leonardo da Vinci đã nêu ra “sự bất thường khó hiểu” trong bức tranh mới được tìm lại, Salvator Mundi, tác phẩm ước tính sẽ thu về 100 triệu USD trong phiên đấu giá vào tháng tới.
Salvator Mundi là bức tranh vẽ chúa Jesus đang giơ tay phải ban phước còn tay trái cầm một quả cầu pha lê.
Mới được xác thực các đây 6 năm, tác phẩm từng được bán hồi tháng 11 năm ngoái với lời miêu tả rằng đây là “một trong số không tới 20 bức họa do Leonardo vẽ, và là tác phẩm duy nhất rơi vào tay nhà sưu tầm cá nhân”.
Nhưng trong một nghiên cứu sắp ra mắt, Leonardo da Vinci: the Biography, Walter Isaacson đã đặt ra câu hỏi rằng tại sao một thiên tài hội họa đồng thời là nhà khoa học, nhà phát minh và kỹ sư vĩ đại như Leonardo lại có thể vấp phải “sai sót bất thường hoặc không mong muốn” khi kết nối nghệ thuật với khoa học trong việc miêu tả quả cầu.
Ông viết: “Một mặt, quả cầu được vẽ với độ chính xác khoa học tuyệt đẹp… Nhưng Leonardo đã thất bại trong việc vẽ sự méo mó có thể xảy ra khi nhìn xuyên qua một quả cầu trong suốt”.
“Kính hoặc tinh thể rắn, dù là hình cầu hay thấu kính, tạo ra hình ảnh phóng to, đảo ngược. Nhưng Leonardo lại vẽ quả cầu như một bong bóng, không có khả năng khúc xạ hay làm méo mó ánh sáng đi qua nó”.
Nếu đúng ra, lòng bàn tay chạm vào quả cầu sẽ giống như Leonardo vẽ nhưng phần áo choàng và cánh tay sẽ không phản chiếu méo mó qua quả cầu. Đáng nói là vào thời điểm đó, Leonardo đang đào sâu nghiên cứu về quang học và phản xạ, khúc xạ là một trong những nỗi ám ảnh trong ông. Tác giả Isaacson tự hỏi phải chăng đại danh họa không muốn bận tâm về khoa học khi vẽ hay đang nỗ lực miêu tả sự huyền diệu của chúa Jesus và quả cầu của ông?
Tuy nhiên, giám đốc ArtWatch UK, Michael Daley bác bỏ quan điểm cho rằng “Leonardo biết tất cả về quang học nhưng quyết định không bận tâm tới nó”. Dẫn chứng là trong bức khắc gỗ của Wenceslaus Hollar hồi thế kỷ 17, chuyển thể từ tranh gốc của Leonardo, đã miêu tả chính xác vấn đề quang học.
Sau một thời gian dài nghiên cứu, một số chuyên gia hàng đầu thế giới đã công nhận Salvator Mundi là tác phẩm của Leonardo da Vinci vào năm 2011. Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình với việc này.
Giả Bình (Theo Guardian)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất