Phục dựng phiên chợ Âm - Dương với ý nghĩa văn hóa, tâm linh sâu sắc

04/03/2021 20:07 GMT+7 | Văn hoá

(lienminhbng.org) - Ngày 4/3, UBND thành phố Bắc Ninh tổ chức cuộc họp thảo luận về việc phục dựng "Phiên chợ Âm - Dương" trong lễ hội ở khu Xuân Ổ A, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh (hay còn gọi là chợ Ó). Đây là một trong những phiên chợ nổi tiếng ở nước ta, có ý nghĩa văn hóa, tâm linh sâu sắc.

Một phiên chợ sâm Ngọc Linh người dân thu hơn 4,5 tỷ đồng

Một phiên chợ sâm Ngọc Linh người dân thu hơn 4,5 tỷ đồng

Sau 3 ngày (từ 1-3/10) diễn ra, phiên chợ sâm Ngọc Linh lần thứ nhất được tổ chức tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã bế mạc.

Tại cuộc họp, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước đã đưa ra các ý kiến đóng góp về quá trình phục dựng, cách thức triển khai… phiên chợ Âm - Dương.

Chú thích ảnh
Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: Thanh Thương - TTXVN

Giáo sư, Tiến sỹ Lê Hồng Lý, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam khẳng định: Phiên chợ Âm - Dương trong lễ hội ở khu Xuân Ổ A là một trong những lễ hội đặc sắc, nổi tiếng của Việt Nam.

Mặc dù đến nay, lễ hội không còn được tổ chức nhưng vẫn mang nhiều ý nghĩa độc đáo. Bên cạnh ý nghĩa “mua may bán rủi” mang tính thương mại, lễ hội còn mang ý nghĩa tâm linh, góp phần cầu siêu cho những sỹ tử đã hy sinh trong các trận tuyến (tiêu biểu là các trận đánh trên chiến tuyến Như Nguyệt).

Ngoài ra, trong không gian văn hóa lễ hội, việc kết hợp biểu diễn Dân ca Quan họ Bắc Ninh còn góp phần to lớn trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Di sản Văn hóa đại diện của nhân loại.

Chia sẻ về một số kinh nghiệm trong việc phục dựng lại các lễ hội truyền thống, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Hữu Nhuệ, Phó Viện trưởng Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nhấn mạnh đến việc kết hợp tổ chức lễ hội gắn với phát triển du lịch.

Theo đó, thành phố Bắc Ninh cần quy hoạch không gian lễ hội cũng như những công trình tín ngưỡng, tâm linh một cách khoa học. Ngoài ra, ông cũng đề nghị thành phố Bắc Ninh cần sưu tầm, khai thác đầy đủ các tư liệu lịch sử, đồng thời thông qua các tài liệu, hiện vật, những nhân chứng sống để phục dựng lễ hội theo đúng truyền thống.

Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Bắc Ninh Nguyễn Mạnh Hiếu tiếp thu những ý kiến đóng góp, đồng thời giao Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Bắc Ninh phối hợp với các cơ quan chức năng khẩn trương hoàn thành các nội dung phục dựng lại lễ hội, phấn đấu năm 2022, thành phố sẽ tổ chức thành công phiên chợ Âm - Dương, đáp ứng sự mong mỏi của nhân dân địa phương.

Phiên chợ Âm Dương, Chợ Âm Dương, Chợ Âm Dương ở đâu, Chợ Âm Dương là gì, Chợ Âm Dương bán gì, Chợ Âm Dương họp ngày nào, Chợ Âm Dương họp bao giờ
Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hồng Lý, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Thanh Thương - TTXVN

Theo tài liệu còn lưu giữ lại, năm Nhâm Dần (năm 43) sau Công nguyên, nhà Hán lệnh cho Mã Viện đem quân sang đánh Hai Bà Trưng. Quân giặc đánh đến trấn Vũ Ninh, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) thì gặp quân của Hai Bà Trưng và xảy ra trận kịch chiến, nhiều quân lính đã hy sinh. Sau trận chiến, thân nhân của những người lính đó đã về tìm kiếm người thân vào dịp sau Tết Nguyên đán.

Họ đến bãi chiến trường để thắp hương và đốt vàng mã cho người thân. Dần dần, người dân quan niệm, cửa âm phủ một năm chỉ mở 1 lần vào đêm mùng 4, rạng ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch cho người dưới âm lên gặp người thân của mình trên trần gian. Từ đó, sinh ra chợ Âm - Dương. Chợ họp trên bãi đất trước là chiến trường. Đến nay, chợ Âm - Dương không còn được duy trì, nhưng ký ức về phiên chợ này vẫn còn tồn tại trong tâm trí của những người dân nơi đây.

Thanh Thương - TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm