04/04/2018 15:00 GMT+7 | Biếm Họa
(lienminhbng.org) - Đó là chia sẻ của họa sĩ Lý Trực Dũng - Chủ tịch Hội đồng giám khảo ngay sau lễ phát động giải Biếm họa báo chí Việt Nam - Cúp Rồng tre lần V-2018.
Theo họa sĩ Lý Trực Dũng, biếm họa là một loại hình sử dụng phương tiện tạo hình mỹ thuật nhằm phản biện về một vấn đề, một đối tượng cụ thể trong nghĩa rộng hoàn thiện xã hội.
Ngày nay, khi xã hội phát triển mạnh, biếm họa vẫn có tiếng nói riêng của mình và mang tính chất toàn cầu bởi thế mạnh tuyệt đối về hình. Một bức tranh biếm họa tốt có sức mạnh hơn rất nhiều một bài báo dài lê thê mà chỉ một cộng đồng ngôn ngữ hiểu được...
Có những bức tranh không cần lời, nhưng ai xem cũng có thể hiểu được. Và trong thời đại công nghệ thông tin, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, những thông điệp trong các bức tranh biếm họa được công bố, chia sẻ sẽ lan tỏa truyền đi cả thế giới và nó mang tiếng nói toàn cầu.
Họa sĩ Lý Trực Dũng nhấn mạnh: “Sự trở lại của giải Biếm họa báo chí Việt Nam - Cúp Rồng tre lần V-2018 khiến giới họa sĩ càng thêm hứng khởi. Sau lễ khai mạc về tôi nhận được 6 cuộc điện thoại chúc mừng cúp Rồng Tre. Các họa sĩ thông báo rằng đang háo hức chờ đợi và sẽ tham gia vẽ. Tôi tin rằng sẽ có nhiều họa sĩ tài năng của biếm họa Việt Nam và sẽ phát triển không chỉ ở Việt Nam mà cả nước khác”.
Chia sẻ trong talkshow của báo Thể thao & Văn hóa, họa sĩ Lý Trực Dũng cũng còn tâm huyết điểm lại lịch sử 96 năm qua của biếm họa báo chí Việt Nam. Theo ông, cột mộc đầu tiên năm 1922 - khi Nguyễn Ái Quốc vẽ tranh biếm họa trên báo Le Paria là cột mốc đáng nhớ nhất, có giá trị rất lớn về lịch sử.
Tiếp đó phải nhắc đến các bức tranh biếm họa do các họa sĩ Việt Nam vẽ đăng trên các báo Phong hóa, Ngày nay của nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Những bức biếm họa trong giai đoạn này có giá trị đặc biệt chống lại ách thống trị của thuộc địa Pháp, trong đó phải kể đến 2 tên tuổi lơn là Nguyễn Gia Trí và Tô Ngọc Vân.
Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp phải nhắc đến các họa sĩ Phan Kích, Phan Kế An với tờ Vệ quốc quân, sau đó là báo Sự thật, rồi sau này là các họa sĩ: Mai Văn Hiến, Nguyễn Bích, Võ An Lai... với những tác phẩm để lại tiếng vang rất lớn trong kháng chiến chống Mỹ. Không chỉ miền Bắc mà miền Nam cũng có nhiều họa sĩ vẽ về các đề tài chiến tranh như họa sĩ Ớt, họa sĩ Chóe...
Tại trường quay, họa sĩ 8X Lê Phương (bút danh LEO) chia sẻ rằng, khi báo chí phát triển mạnh, biếm họa được xuất hiện trên báo in và được đặt ở những vị trí quan trọng.
Nhưng đến ngày nay, báo in càng mất vị thế, biếm họa ở góc nhỏ ngày một nhỏ hơn và biến mất, nhưng có một nơi mà biếm họa vẫn sống là trong đời sống xã hội.
Họa sĩ Lê Phương vui sướng khi cúp Rồng tre V trở lại trong thời đại mạng xã hội phát triển mạnh mẽ và sự lên ngôi của báo chí điện tử. Theo Lê Phương, có nhiều tín hiệu tích cực đang phát ra sẽ đem lại sức bật lớn cho biếm họa hiện nay.
Hoài An (ghi)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất