Vi phạm tại di tích lịch sử quốc gia lăng miếu Triệu Tường- Thanh Hoá: Bao giờ mới xử lý, khắc phục sai phạm?

13/07/2019 10:57 GMT+7 | Văn hoá

(lienminhbng.org) - Nhận được phản ánh trực tiếp của đại diện cho một số chi họ Nguyễn có gốc ở làng Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa về việc Lăng miếu Triệu Tường, nơi an nghỉ của tổ tiên họ Nguyễn - Gia Miêu và của triều Nguyễn đã được công nhận Di tích Lịch sử văn hoá (LSVH) quốc gia năm 2008 bị xâm phạm nghiêm trọng, PV Văn Hóa đã có mặt để điều tra về vấn đề này.

Nhiều di tích lịch sử tại Hải Dương xuống cấp cần được tu bổ

Nhiều di tích lịch sử tại Hải Dương xuống cấp cần được tu bổ

Theo thống kê của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hải Dương toàn tỉnh có gần 3.000 di tích các loại. Trong đó, 4 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, 141 di tích xếp hạng di tích cấp quốc gia, 229 di tích xếp hạng di tích cấp tỉnh, 8 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia.

Theo đó, năm 2017, một số người tại xã Hà Long đã tự ý san ủi, xây công trình thờ tự kiên cố bằng bê tông cốt thép trên núi Thiên Tôn trong khu vực I của di tích LSVH quốc gia Lăng miếu Triệu Tường, xâm phạm nghiêm trọng khu vực I của di tích, vi phạm việc nghiêm cấm xây dựng công trình kiên cố trên đất trồng rừng. Tuy nhiên cho tới nay công trình vi phạm này vẫn chưa bị xử lý.

Để tìm hiểu sự việc, PV Văn Hóa đã có buổi khảo sát hiện trường di tích lăng miếu Triệu Tường cùng với ông Nguyễn Hữu Ngọc, cán bộ văn hóa xã Hà Long. Khu lăng miếu được chia làm 2 phần, phần ở chân núi đã được công nhận di tích quốc gia năm 2008 gồm nhà bia và phương cơ (sân nhỏ để đứng bái vọng lên núi. Ông Ngọc cho biết, di tích này mới được phục dựng vào năm 2006. Theo cụ Nguyễn Hữu Thoại, quản lý nhà thờ dòng họ Nguyễn Hữu tại làng Gia Miêu thì nhóm công trình nhà bia và phương cơ của di tích được một nhóm con cháu dòng họ Nguyễn từ Huế ra phục dựng. Trước khi xây dựng công trình, đại diện nhóm con cháu dòng họ Nguyễn đã gửi đơn xin phép tới UBND huyện Hà Trung nhưng cơ quan này đã yêu cầu khi xây dựng công trình phải có khảo sát, thẩm định của các cơ quan chuyên môn, có văn bản công nhận di tích... Tuy nhiên sau đó công trình vẫn được hoàn thành mà không có bất cứ loại giấy tờ nào kể trên.

Chú thích ảnh
Công trình xây dựng trái phép trong di tích

Tại buổi làm việc của PV Văn Hóa với đại diện Sở VHTTDL Thanh Hóa, bà Bùi Thị Tuyết, trưởng phòng Quản lý Di sản Văn hóa cho biết, theo Biên bản đề nghị xếp hạng di tích và bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích Lăng Triệu Tường (tức Trường Nguyên) lập năm 2009, tổng diện tích khoanh vùng bảo vệ di tích là 216.856m2, trong đó: khu vực I là 143.929m2, khu vực II là 72.927m2. Kết quả kiểm tra thực tế của Sở VHTTDL Thanh Hóa cho thấy, trong khu vực I của di tích Lăng Triệu Tường (tức lăng Trường Nguyên) có 340 m2 đất đã được UBND huyện Hà Trung cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 762244 ngày 27.4.2006 cho dòng họ Nguyễn Hữu làm đất tín ngưỡng và được dòng họ tôn tạo, xây dựng lăng Trường Nguyên và hệ thống tường rào bao quanh bảo vệ. Phần diện tích đất khu vực I còn lại là đất rừng hiện nay địa phương giao cho nhân dân thuê 50 năm để sản xuất trồng cây rừng, trong khu vực này có khu mộ cũ của dân nằm phía sau tường hậu của lăng Trường Nguyên.

“Hiện tại, trên sườn núi đất nằm phía bắc - cách lăng Trường Nguyên khoảng 200m thuộc đất rừng sản xuất đã được địa phương giao cho hộ gia đình ông Nguyễn Văn Lợi quản lý, sử dụng, sản xuất. Năm 2016, dòng họ Nguyễn Hữu đã xây dựng 1 công trình Nhà bia - Đài tưởng niệm với kiểu dáng 4 cột và 2 tầng mái bằng bê tông cốt thép kiên cố, diện tích khoảng 25m2 đặt bàn thờ bát hương và làm đường đi lên xuống có chiều rộng 3m, chiều dài khoảng 200m”, bà Tuyết nói. Trao đổi với PV Văn Hóa, ông Nguyễn Văn Lê, Phó Chủ tịch UBND xã Hà Long cũng cho biết, khi xây dựng công trình thờ tự trên núi Thiên Tôn, những người dòng họ Nguyễn không hề báo cáo chính quyền xã và hoàn toàn không có giấy phép xây dựng.

Kết luận về công trình này, công văn số 3977/SVHTTDL-DSVH ngày 25.12.2018 của Sở VHTTDL Thanh Hóa có đoạn viết: “... Như vậy, việc công dân phản ánh dòng họ Nguyễn Hữu xây dựng nhà bia và làm đường lên xuống trên sườn núi Thiên Tôn, trong khu vực đã được khoanh vùng bảo vệ di tích khi chưa có ý kiến cho phép của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch là đúng và đã vi phạm quy định của Luật Di sản văn hóa”.

Tuy nhiên cho tới nay, qua xác minh của PV Văn Hóa tại thời điểm đầu tháng 7.2019 cho thấy, các cá nhân vi phạm chưa ai bị xử lý và công trình vi phạm vẫn tồn tại nguyên vẹn! Người dân và dư luận vẫn đang chờ câu trả lời từ phía chính quyền huyện Hà Trung và tỉnh Thanh Hóa.

Quốc Hùng/ Báo Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm