08/02/2019 22:20 GMT+7 | Thế giới
(lienminhbng.org) - Bên cạnh "Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy", ngày 4 Tết Kỷ Hợi cũng là một ngày mang nhiều ý nghĩa sẽ giúp ích được nhiều cho gia chủ.
Theo lịch vạn niên thì mùng 4 Tết rơi vào ngày 8 tháng 2 dương lịch. Đây là ngày cúng hết Tết, ngày xuất hành, ngày khai xuân,… để có một năm mới thuận lợi và bình an hơn, gia chủ cần biết ngày này tốt hay xấu để còn tránh.
Theo tử vi và lịch vạn niên cho thấy, những việc quan trọng thì nên chọn giờ tốt ngày mùng 4 Tết để làm. Đó là vào các khung giờ Tý, Sửu, Mão, Ngọ, Thân, Dậu.
Ngoài ra, ngày 4 Tết là là ngày Bính Tý và những người có tuổi xung khắc với Bính Tý gồm Canh Ngọ và Mậu Ngọ. Do đó, nếu gia chủ muốn cử đại diện để khai xuân, thờ cúng, … thì nên tránh các tuổi này ra.
Đây cũng là ngày Trực Khai, mà “Khai” nghĩa là mở cửa. Vì vậy, ngày này nên tổ chức những công việc mới, có tính mở đầu như kết hôn, bắt đầu kinh doanh hay khai trương, mở hàng, xuất hành đều tốt.
Hướng tốt của ngày 4 Tết để cầu tình duyên là đi về hướng Tây Nam, còn hướng Đông thuận cho cầu công danh, tài lộc, gia chủ nên xuất hành về hướng này.
Lễ cúng hóa vàng mùng 4 Tết 2019 gồm những gì?
Lễ hóa vàng hay còn gọi là lễ tạ năm mới. Lễ vật dâng cúng trong lễ hóa vàng gồm: Nhang, hoa, mâm ngũ quả, trầu cau, rượu, đèn nến, bánh kẹo, mâm lễ mặn hoặc chay cùng các món ăn ngày Tết đầy đủ, tinh khiết.
Văn cúng lễ hóa vàng như sau:
- Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
- Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần
- Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.
- Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.
Hôm nay là ngày mùng 4 tháng Giêng năm Kỷ Hợi 2019
Chúng con là: ……………………………tuổi………………
Hiện cư ngụ tại ……………………………………………….
Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.
Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.
Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
Cách làm lễ hóa vàng đúng phong tục:
Lễ hóa vàng là lễ cúng đưa ông bà, còn gọi là cúng tiễn ông vãi. Vì vậy, có gia đình cúng vào ngày mùng 3 hoặc mùng 4 Tết.
Sau khi soạn xong các vật lễ để làm lễ cúng hóa vàng, gia chủ sẽ chọn giờ đẹp để tiến hành cúng khấn. Sau khi cúng khấn xong là đến lúc hóa vàng. Nếu có vàng mã đã cúng trong ba ngày tết thì mang ra hóa.
Đối với những có người mới mất thì vàng mã dành cho người mới mất trong năm qua sẽ được hóa riêng.
Khi hóa vàng xong thì sẽ dùng rượu cúng vẩy vào mấy giọt. Hai cây mía cũng được đem hơ trên đống tàn vàng. Trong bữa cơm hóa vàng, con cháu tề tựu đày đủ, thân mật và sau đó chia tay, chấm dứt mấy ngày Tết
Những thông tin trên đây đều mang tính chất chiêm nghiệm và là quan niệm, phong tục truyền thống người Việt.
Khôi Nguyên (tổng hợp)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất