Douglas Kirkland run rẩy khi chụp Marilyn Monroe

21/01/2016 13:15 GMT+7 | Văn hoá

(lienminhbng.org) - Như Thể thao & Văn hóa đã phản ánh trên số báo ra ngày 19/1, những bức ảnh của nhiếp ảnh gia Douglas Kirkland (cùng với Milton Greene) sẽ được triển lãm tại Phòng trưng bày Little Black ở London (Anh) vào tuần tới.

Nếu như Milton Greene thể hiện một Marilyn Monroe thoát khỏi hình ảnh “người đẹp tóc vàng di động và thể hiện rõ con người đa năng thì Douglas Kirkland lại thể hiện sự gợi cảm thánh thiện trong con người bà.

Douglas Kirkland (hiện 81 tuổi) từng là phóng viên ảnh của tạp chí Mỹ Look. Năm 1961, ông được giao nhiệm vụ chụp ảnh Monroe nhân kỷ niệm 25 năm phát hành tạp chí.

“Monroe là ngôi sao lớn nhất thời điểm đó” -  Kirkland nói. “Monroe khiến mọi người phải nín thở khi gặp bà”.


Ảnh Monroe do Douglas Kirkland chụp hồi năm 1961

Vào một tối mưa gió tháng 11/1961, Kirkland, lúc đó là một chàng trai 27 tuổi, cùng đồng nghiệp tới căn hộ của Monroe ở North Doheny Drive, Tây Hollywood. “Tôi vô cùng kinh ngạc khi thấy đây là nơi rất giản dị. Chúng tôi nghĩ, Monroe sẽ có phong cách siêu sao, tuy nhiên bà không phải là người như vậy” – Kirkland kể.

Kirkland biết mình muốn chụp những bức ảnh “hot”, song lại bối rối khi nói điều này trước đồng nghiệp. “Monroe đã đoán được mong muốn của tôi và nói bà biết tôi muốn chụp ảnh bà nằm trên giường với ga trải giường là lụa trắng, uống champagne”.

“Khi Monroe xem ga trải giường, bà nói đây không phải là lụa mà là vải thưa. “Tôi không phải là người dùng vải thưa”, nói rồi Monroe bước vào phòng thay đồ. Tôi nghĩ mình đã đánh mất cuộc hẹn này và Monroe sẽ bỏ về vì sai lầm ngớ ngẩn của tôi. Song thật may là Jack đã cứu nguy được tình huống đó. Thay ga trải giường trước khi Monroe quay lại.

Monroe bước lên giường và nhìn về phía tôi. Trong studio có cầu thang, tôi đã trèo lên thang để chụp ảnh bà từ trên xuống. Trong suốt thời gian chụp ảnh, chúng tôi đã nói chuyện với nhau rất nhiều và câu chuyện đã dần chuyển theo hướng tán tỉnh nhau” – Kirkland kể lại.

Đồng hồ chỉ 11h đêm. Tôi nhận thấy mình thích chụp ảnh hơn là tán tỉnh. Chúng tôi đã truyền hết cảm xúc vào các bức ảnh. Tôi nghĩ đó là lý do tại sao các bức ảnh lại tạo được sức lôi cuốn đến vậy. Khi buổi chụp ảnh kết thúc, không khí căng thẳng qua đi.

Tôi nằm xuống sàn, bên cạnh giường Monroe và chúng tôi bắt đầu nói chuyện về cuộc đời mình. Monroe kể cho tôi nghe về thời bà lớn lên trong trại mồ côi. Rất cảm động”.

9 tháng sau, vào tháng 8/1962, Kirkland biết tin Monroe qua đời khi ông đang ở Paris chụp ảnh cho hãng Coco Chanel.

Tuấn Vĩ (Theo Telegraph)
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm