14/12/2018 18:29 GMT+7 | Các ĐTQG
(lienminhbng.org) - Trong số 14 bàn thắng chúng ta ghi được ở AFF Cup 2018 tới lúc này thì chỉ có đúng 1 bàn từ bóng chết. Vì sao Việt Nam không tận dụng được bóng chết để ghi bàn?
Chung kết lượt về: 19h30 ngày 15/12, Việt Nam vs Malaysia (lượt đi 2-2)
Có một số lí do khiến chúng ta mới chỉ ghi được đúng 1 bàn từ bóng chết tới lúc này. Thứ nhất là tuyển Việt Nam vốn không mạnh về bóng chết bằng bóng sống do đa số các cầu thủ đều không giỏi đá phạt và hạn chế về chiều cao vốn là những thế mạnh đặc trưng nếu một đội bóng muốn biến bóng chết thành vũ khí lợi hại của mình.
Thứ 2 là cách chơi lấy chiến thuật phòng ngự phản công làm chủ đạo, hạn chế rê dắt bóng, chú trọng chuyền bóng và luôn cầm bóng ít hơn đối thủ mỗi khi gặp các đội được đánh giá là mạnh khiến cơ hội tạo ra các quả đá phạt (phạt góc, phạt hàng rào) của chúng ta giảm đi.
Tình huống khả thi nhất để Việt Nam hy vọng ghi bàn bằng bóng chết là từ các quả đá phạt hàng rào khi chúng ta có một cầu thủ sút phạt tốt như Quang Hải. Nhưng thực tế cho tới lúc này Việt Nam cũng chưa được hưởng nhiều quả đá phạt hàng rào ở những cự ly và góc sút thuận lợi cho Quang Hải tận dụng cái chân trái sở trường để cứa lòng.
Còn những quả phạt ở những cự ly cách xa vòng cấm đối phương và ở những góc sút hẹp thì đương nhiên không thể đá thẳng vào khung thành mà phải phối hợp còn câu bổng vào cấm địa đối phương cũng không phải giải pháp vì trong những tình huống như vậy thường chúng ta không có nhiều cầu thủ tham gia vào tình huống và nếu chỉ mình Anh Đức (1,81m) hoặc Tiến Linh (1,83m) đủ chiều cao để tranh chấp thì rõ ràng rất khó tạo khác biệt trong vòng vây của đối thủ vì Văn Hậu (1,85m) rất ít tham gia vào các tình huống bóng chết cho tới lúc này, một phần vì ông Park chủ trương chúng ta phải chơi theo kiểu “đánh nhanh, rút gọn” nên Văn Hậu rất ít tham gia vào tình huống cố định để đề phòng bị đối thủ phản công nhanh.
Tóm lại, tận dụng bóng chết khả dĩ nhất là Việt Nam trước hết phải tạo ra được những quả đá phạt gần vòng cấm mà muốn vậy thì những cầu thủ đi bóng được như Quang Hải, Văn Đức, Công Phượng phải cầm bóng và đi bóng nhiều ở khu vực này nhưng ngoại trừ Công Phượng (nhưng ông Park lại chỉ hay tung vào thay người cuối hiệp 2) thì Văn Đức và Quang Hải tuy có khả năng đi bóng tốt nhưng họ luôn chú trọng chuyền bóng nhanh cho đồng đội hơn là dùng kỹ thuật cá nhân rê dắt bóng.
Khi Việt Nam chú trọng phát huy lối chơi phối hợp tập thể hơn là chơi cá nhân thì cũng khó để tạo ra nhiều cơ hội ghi bàn bằng bóng chết từ đá phạt hàng rào. Đặc điểm lối đá và chiến thuật mà ông Park lựa chọn tự nó dẫn đến việc chúng ta không tạo ra được nhiều cơ hội đá phạt hàng rào, mà không có nhiều cơ hội đá phạt hàng rào thì tất nhiên cơ hội ghi bàn từ tình huống cố định cũng vì thế trở nên ít ỏi.
HT
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất