Tiếng sét trong mưa: Vì sao ‘ác nữ mặt ngọc’ Cao Thái Hà được chọn vào vai Hai Sáng?

11/10/2019 16:18 GMT+7 | Video Giải trí

(lienminhbng.org) - Đạo diễn phim Tiếng sét trong mưa tiết lộ, lần đầu gặp Cao Thái Hà, anh nhắm luôn vào vai Hai Sáng, bởi Hà sở hữu đôi mắt mà trong nghề gọi vui là…'đôi mắt bò'. Đôi mắt 'tải' được nhiều tâm trạng nhân vật cùng gương mặt đẹp, diễn xuất tốt, mợ Hai bị gắn biệt danh 'ác nữ mặt ngọc'...

Hé lộ màn bi thương nhất 'Tiếng sét trong mưa': Phượng và Ba Xuân gặp nạn do điện giật

Hé lộ màn bi thương nhất 'Tiếng sét trong mưa': Phượng và Ba Xuân gặp nạn do điện giật

Tiếng sét trong mưa: Trong clip hé lộ phần phim chưa lên sóng, Phượng và Ba Xuân bị điện giật trong đêm mưa. Đây có lẽ là một trong những màn bi thương nhất phim,bởi hai nhân vật trong sáng, nhân hậu không ngờ phải chịu những oan trái nghiệt ngã

VIDEO: Tiếng sét trong mưa: Vì sao ‘ác nữ mặt ngọc’ Cao Thái Hà được chọn vào vai Hai Sáng?

Mới đây, trên sóng phát thanh VOH FM99.9 mhz thuộc Đài tiếng nói TP.HCM, đạo diễn Nguyễn Phương Điền chia sẻ lý do vì sao lại chọn Cao Thái Hà vào vai Hai Sáng trong Tiếng sét trong mưa. Chưa từng làm việc với Hà trước đó, nhưng khi gặp, anh ấn tượng với… “đôi mắt bò” của cô. Theo kinh nghiệm của đạo diễn, những diễn viên của đôi mắt có khả năng diễn xuất như vậy “chỉ cần hướng đi theo hướng mình muốn” là sẽ lột tả được xuất sắc nhân vật.

Rõ ràng khi chọn Cao Thái Hà vào vai Hai Sáng, đạo diễn đã không nhầm, bởi vai diễn này thành công đến nỗi Hà gắn luôn với biệt danh 'ác nữ mặt ngọc'. Không chỉ được đạo diễn khen ngợi vì tinh thần làm việc cần cù, chịu khó, Cao Thái Hà còn được ekip đánh giá cao vì thuộc thoại rất giỏi, thậm chí không cho người khác nhắc thoại khi diễn.

Một trong những cảnh hot nhất phim là cảnh Hai Sáng cưỡng bức Lũ. Cao Thái Hà cho biết, với cảnh này cô phải diễn 2 đúp để hoàn thành. Lần diễn đầu bị đạo diễn chê quá hiền, Cao Thái Hà xin thêm một cơ hội với lời hứa sẽ đẩy cao trào tới nóc luôn. Sau đó, Hà diễn xuất theo thị phạm của đạo diễn và tập trung thể hiện cảm xúc qua đôi mắt của mình. Cô không ngờ khi phim lên sóng  được mọi người khen ngợi phân đoạn này như vậy!

Hai Sáng dữ dội, chủ động trong cảnh trên giường với Lũ (Hứa Minh Đạt) nhưng không phải thỏa mãn thèm khát dục vọng, mà thể hiện sự đàn áp quyền lực, và mục đích có đứa con để tham gia vào cuộc chiến tranh giành gia tài. Đạo diễn Nguyễn Phương Điền thừa nhận chi tiết này anh 'đẩy quá' lên một chút, nhằm thể hiện cảnh ngộ bi hài của những thân phận ở đợ thời xưa. Những thân phận dưới đáy xã hội thời ấy không được quyền quyết định về tình cảm, tinh thần, vật chất cho bản thân mà hoàn toàn phụ thuộc vào chủ.

>> Link xem Tiếng sét trong mưa tập 37 lúc 20h tối thứ Hai 14/10 trên kênh THVL1:

https://www.thvli.vn/live/thvl1-hd/aab94d1f-44e1-4992-8633-6d46da08db42

http://hplus.com.vn/xem-kenh-thvl1-truyen-hinh-vinh-long-1-899.html

 

>> Link xem trọn bộ phim Tiếng sét trong mưa trên THVLi:

https://www.thvli.vn/phim-viet-nam

https://www.thvli.vn/detail/tieng-set-trong-mua

 

Chú thích ảnh
Một trong những cảnh phim làm nên 'thương hiệu' của mợ Hai
Chú thích ảnh
'Ác nữ mặt ngọc' Cao Thái Hà

Vì sao Tiếng sét trong mưa gây sốt?

Chuyển thể gián tiếp từ vở kịch nói kinh điển Lôi vũ (1933) của Tào Ngu, phim truyền hình Tiếng sét trong mưa (kịch bản: Phạm Hạ Thu, đạo diễn: Nguyễn Phương Điền, 54 tập trên THVL1) đang tạo nên một cơn sốt đặc biệt với khán giả phía Nam.

Đưa bối cảnh còn đậm chất phong kiến ở Trung Quốc vào câu chuyện thời phong kiến - thực dân tại Nam Bộ ở Việt Nam là việc rất khó và cũng rất đáng khích lệ. Để rồi, cả đạo diễn và ê-kíp đều khá thành công với lựa chọn của mình.

“Tam sao” không… “thất bản”

Gọi là chuyển thể gián tiếp, vì Tiếng sét trong mưa không “uống nước tận nguồn” từ nguyên tác của Tào Ngu, mà phóng tác theo vở cải lương Lôi vũ, vốn do hai soạn giả Thế Anh - Thế Châu chuyển soạn từ kịch bản của Hồng Căn hồi 1985. Có thể nói kịch bản phim là một dạng “tam sao thất bản”, nhưng nhờ vậy mà ít bị lệ thuộc, có thể thêm bớt nhân vật, biến hóa câu chuyện và lột xác về văn hóa.

“Khi làm phim Tiếng sét trong mưa từ một câu chuyện rất nổi tiếng của kịch tác gia Tào Ngu, tôi cứ đắn đo mãi vì lo sợ ảnh hưởng văn hóa của họ. Tôi cùng biên kịch Phạm Hạ Thu đã có những trao đổi cởi mở để làm sao kịch bản chuyển thể phải là chính mình, kịch bản gốc chỉ còn là cái cớ, là cảm hứng để kể câu chuyện Nam Bộ trước năm 1945” - đạo diễn Nguyễn Phương Điền cho biết.

Tiếng sét trong mưa không chỉ là chuyện tình, là chuyện đời của Thị Bình (do Nhật Kim Anh thủ vai) và Khải Duy (Cao Minh Đạt), mà còn là câu chuyện của Nam Bộ thời phong kiến - thực dân trước 1945. Phim đi từ chuyện những tá điền cam phận đến những mâu thuẫn giai cấp và ý thức hệ, để cuối cùng là câu chuyện Nam Kỳ khởi nghĩa.

Để có thể tái hiện được những hình ảnh ngày xưa, với kinh phí rất giới hạn của phim truyền hình, đoàn phim Tiếng sét trong mưa phải mất rất nhiều thời gian trong việc chọn cảnh và thiết kế hiện trường sao cho “ngó tàm tạm được” - chữ của Nguyễn Phương Điền.

Họ đã đi qua các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai… để khảo sát hơn 100 ngôi nhà xưa, với mong muốn có thể tìm được một căn hợp với bối cảnh giàu sang của gia đình Khải Duy. Căn nhà này cũng phải chưa hoặc ít xuất hiện trên các phim trước đó, đặc biệt là phim truyền hình, để khán giả khỏi bị quen mắt.

Với 54 tập phim Tiếng sét trong mưa về bối cảnh trước năm 1945, nhưng kinh phí chỉ gần 10 tỷ đồng, chứng tỏ nhà sản xuất và ê-kíp đã rất “thắt lưng buộc bụng”. Xem phim, nếu ở trong nghề thì khó hình dung họ có thể làm được điều này, quả là kỳ diệu.

Mi Mi

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm