70 năm chiến thắng phát xít: Những dấu mốc Thế chiến thứ hai qua ảnh

08/05/2015 11:07 GMT+7 | Trong nước

(lienminhbng.org) - Hôm nay, 8/5, cả châu Âu sẽ kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai, thời điểm lục địa già thoát khỏi 12 năm 4 tháng và 8 ngày dưới sự đàn áp của phát xít Đức. Dưới đây là những hình ảnh ghi lại các cột mốc lịch sử của cuộc chiến này.


Binh sĩ Đức diễu hành qua Warsaw, Ba Lan sau khi chiếm đóng được thành phố này năm 1939. Cùng năm, phát xít Đức đã xâm lược Đan Mạch, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy và Bỉ. Pháp cũng thất thế chưa đầy một năm sau đó.

Trong bức ảnh chụp năm 1939, trùm phát xít Adolf Hitler đang phát biểu trước các quan chức trong bộ máy của hắn.

Tại châu Á, quân đội Nhật Bản chiếm được địa điểm chiến lược đảo Chusan vào ngày 14/7/1939 trong cuộc chiến tranh Trung - Nhật. Sau đó, năm 1940, Nhật Bản tham gia trục phát xít cùng Đức và Italy và đến năm 1942, phần lớn khu vực Vành đai Thái Bình Dương đã bị Nhật chiếm đóng.

Binh sĩ phát xít Đức chiêm ngưỡng biểu tượng nước Pháp, tháp Eiffel năm 1940. Tháng 6/1940, quân đội phát xít Đức đã hành quân đến Paris và buộc chính phủ Pháp khi đó phải đầu hàng.

Khói bốc lên từ đằng sau Cầu Tháp London trong cuộc tấn công của phát xít Đức ngày 7/9/1940. Trong khi nhiều nước châu Âu khác đã bị ghi dấu giày của phát xít Đức thì Anh vẫn là nơi bọn chúng không thể đặt chân tới.

Một chiếc tàu của Hải quân Mỹ chìm trong biển lửa tại Trân Châu Cảng (Hawaii) sau cuộc tấn công bất ngờ của quân đội Nhật ngày 7/12/1941. Hơn một nửa chiến đấu cơ và 8 tàu chiến của Mỹ đã bị phá hủy. Ngoài ra Nhật Bản cũng tấn công sân bay Clark và Iba tại Philippines, phá hủy hơn một nửa số máy bay của quân đội Mỹ tại đó.

Sau sự kiện Chân Trâu Cảng, Tổng thống Mỹ Franklin D.Roosevelt ký tuyên bố chiến tranh với Nhật Bản vào ngày 8/12/1941. Ngay sau đó, Đức và Italy cũng tuyên chiến với Mỹ. Vào ngày 11/12 cùng năm, Tổng thống Roosevelt chính thức ký tuyên bố chiến tranh với những nước còn lại trong trục phát xít là Đức và Italy.

Binh sĩ Anh đổ bộ lên lãnh thổ Algeria trong chiến dịch Bó đuốc tháng 12/2942, đây là động thái đầu tiên của liên quân Anh Mỹ trong cuộc chiến chống lại phát xít Đức.

Hồng quân Liên Xô giành được lợi thế trong trận chiến lịch sử Stalingrad nơi phát xít Đức bị đánh bại và trở thành dấu mốc, bước ngoặt của Thế chiến thứ hai. Sau 5 tháng giằng co và kết thúc vào tháng 2/1943, đã có 160.000 binh sĩ Đức thiệt mạng hoặc bị bắt làm tù binh.

Binh sĩ Mỹ trong cuộc đổ bộ vào vùng biển Normandy của quân đồng minh ngày 6/6/1944. Cuộc đổ bộ với sự tham gia của 5.000 tàu, 11.000 máy bay và 150.000 binh sĩ. Hơn 35.000 quân nhân thuộc lực lượng đồng minh đã hy sinh trong chiến dịch Normandy kéo dài đến tháng 8/1944 để giải thoát Pháp khỏi phát xít Đức.

Đám đông người dân chào mừng Tướng Charles de Gaulle tại quảng trường Place de la Concorde ở Paris ngày 26/8/1944, một ngày sau khi thủ đô nước Pháp được giải phóng.

Các binh sĩ phát xít Đức bị bắt ngày 26/3/1945

Trong ảnh từ trái sang là Thủ tướng Anh Winston Churchill, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và lãnh đạo Xô Viết Joseph Stalin tại Hội nghị Yalta tháng 2/1945 nhằm đưa ra chính sách với Đức và các nước được giải phóng trong Thế chiến thứ hai.

Ảnh chụp những người bị giam giữ vào thời điểm giải phóng trại tập trung Buchenwald, Đức tháng 4/1945. Đã có 239.000 đến 250.000 người đã bị giam giữ trong trại tập trung được xây từ năm 1937 này, trong đó có 56.000 người thiệt mạng.

Các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô vẫy cờ thể hiện chiến thắng tại Berlin, Đức ngày 30/4/1945, đây cũng là ngày Adolf Hitler tự tử. Liên Xô là quốc gia phải gánh chịu nhiều “thương tích” nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai với 13,8 triệu binh sĩ hy sinh và ước tính khoảng 9 triệu người dân thường tử vong.

Hình ảnh cột khói từ quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống tại Nagasaki, Nhật Bản ngày 9/8/1945.

Ngoại trưởng Nhật Bản Mamoru Shigemitsu ký văn kiện đầu hàng trên tàu USS Missouri tại Vịnh Tokyo vào ngày 2/9/1945, chính thức đánh dấu sự kết thúc Thế chiến thứ hai.

Theo Tin tức/CNN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm