25/04/2014 13:13 GMT+7 | Trong nước
(lienminhbng.org) - Một gia đình ở Pennsylvania, Mỹ quyết định giữ lại cả hai đứa trẻ sơ sinh dính liền với nhau bởi họ không muốn mất đi một trong hai em bé trước khả năng phẫu thuật tách rời thành công là rất thấp.
Anh Kody Stancombe 25 tuổi, cha của hai đứa trẻ cảm thấy hạnh phúc bởi hai em bé đã sống sót sau khi sinh và tình trạng sức khỏe đều ổn định. Mẹ của bọn trẻ, Michelle Van Horne nói rằng cô không muốn phải hy sinh một trong hai đứa con mình. "Bọn trẻ sinh ra với nhau thì sẽ cùng tồn tại và lớn lên với nhau".
Hai đứa trẻ ở Pennsylvania, Mỹ chào đời vào ngày 10 tháng 4 vừa qua. Andrew Donovan Lee và Garrett Lee Donovan Stancombe dính liền với nhau từ phần ngực cho đến thắt lưng. Hai đứa trẻ chỉ có chung một trái tim và lá gan.
Cả hai đứa trẻ hiện ở trong tình trạng sức khỏe tốt như những em bé bình thường. Cô Van Horne khẳng định sẽ làm tất cả để cặp song sinh chung sống và lớn lên cùng nhau.
Trên thực tế có khoảng 33% các cặp song sinh dính liền nhau rơi ở vào tình trạng như vậy nhưng rất ít cặp đôi có chung một trái tim. Các bác sĩ trên thế giới đã từng thành công trong việc tách rời trẻ sơ sinh có chung các cơ quan nội tang.
Nhưng việc chia sẻ cùng một trái tim sẽ khiến việc tách rời gặp nhiều khó khăn và rủi ro. Bởi các bác sĩ không thể xác định chính xác liệu đứa trẻ có thể sống sót sau cuộc phẫu thuật tách rời khi trái tim có thể phản ứng lại với việc tách khỏi một người sống.
Năm 2006, bác sĩ phẫu thuật đã tách rời thành công cặp song sinh ở Utah, Mỹ mang tên Kendra và Maliyah Herrin. Hai đứa trẻ 4 tuổi dính liền nhau ở vùng bụng, khung xương chậu và thận. Các bác sĩ phải mất 16 giờ đồng để hoàn tất ca phẫu thuật.
Khả năng một cặp song sinh dính liền nhau là rất hiếm. Chỉ có khoảng một trường hợp xảy ra trong 200.000 trẻ em ra đời. Cặp song sinh dính liền nhau xảy ra khi phần trứng thụ tinh của người phụ nữ không tách biệt hoàn toàn. Nếu tách biệt hoàn toàn, người phụ nữ sẽ sinh ra cặp song sinh giống hệt nhau. Anh em sinh đôi khác trứng được thụ tinh riêng biệt sẽ không có các đặc điểm di truyền hoàn toàn giống nhau.
Tỷ lệ duy trì sự sống của các cặp song sinh dính liền vào khoảng 5-25%. Rất nhiều cặp song sinh dính liền không thể sống sót cho đến sinh nhật đầu tiên. Trường hợp đầu tiên cặp song sinh dính liền được ghi nhận vào năm 1100.
Trường hợp đầu tiên được biết đến sống sót sinh đôi dính liền đã xảy ra ở Mary và Eliza Chulkhurst dính liền nhau ở phần hông đã sống sót cùng nhau đến 34 năm.
Đăng Nguyễn
Theo CNN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất