08/02/2017 08:19 GMT+7 | Văn hoá
(lienminhbng.org) - Vào lúc 9h ngày 7/2 tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao TP Hội An (tỉnh Quảng Nam), Viện Phan Châu Trinh đã có buổi ra mắt trang trọng, ấm cúng. Ngay dịp này, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã đặt hàng viện biên soạn bộ Toàn chí Quảng Nam (hơn 20 tập), đây được xem như một bách khoa toàn diện về đất Quảng.
Bộ Toàn chí Quảng Nam dự kiến hoàn thành trong 5 năm, sẽ đi từ các lĩnh vực, các khía cạnh mà viện này nghiên cứu, để từ đó hướng đến sự bao quát, chuyên sâu cần thiết.Bà Nguyễn Thị Bình (nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch danh dự Viện Phan Châu Trinh) chia sẻ: “Phải xác định mỗi lần làm mỗi lần khó, nên bộ toàn chí này ít nhất phải đạt đến các giá trị khoa học căn bản để trở thành công cụ tham khảo chuẩn xác về sau này”.
Viện cũng nhận đặt hàng một công trình tổng kết về 30 năm phát triển và những thách thức của Hội An; công trình điều tra về xã hội học ở miền Đông Quảng Nam trong dự án phát triển vùng đất này… Về lâu dài, ngoài Hội An và Quảng Nam, viện hướng các nghiên cứu đến khu vực miền Trung và Tây Nguyên, cùng một số công trình về văn hóa xã hội và con người Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Bình (nguyên Phó Chủ tịch nước) phát biểu tại lễ ra mắt Viện Phan Châu Trinh
Viện cũng đồng thời triển khai một số dịch vụ như trung tâm ngoại ngữ, dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, Trung tâm Văn hóa xứ Quảng… Và tất nhiên, viện cũng tập trung nghiên cứu về tư tưởng khai sáng của Phan Châu Trinh, vì chúng vẫn còn nguyên giá trị thời sự và ứng dụng.
Viện Phan Châu Trinh hoạt động không vì lợi nhuận, có trụ sở chính tại Hội An, đặt trọng tâm nghiên cứu nhiều lĩnh vực như văn hóa, văn học, xã hội học, địa lý, kinh tế, lịch sử Việt Nam, ngôn ngữ học ứng dụng, ung thư học, y học lao động, vệ sinh môi trường, tư vấn - chuyển giao công nghệ…
“Chắc chắn không phải ngẫu nhiên mà viện đã ra đời ở Quảng Nam, và đứng chân đầu tiên tại Hội An. Quảng Nam vốn là đất học, đất mở, và đất canh tân. Hội An, với tất cả sự khiêm tốn của mình, rõ ràng là điểm sáng văn hóa của cả nước và được thế giới quay nhìn. Được sinh ra trên một miền đất chưa mưa đã thấm, quê hương của nhà khai sáng hàng đầu như thế này là may mắn lớn của viện” - nhà văn Nguyên Ngọc (Chủ tịch Hội đồng Viện Phan Châu Trinh) phát biểu.
Mục đích tối cao của viện là phấn đấu trở thành một địa chỉ nghiên cứu khoa học và tư vấn chính sách có uy tín. Đây cũng là cách ứng dụng và phát huy di sản tinh thần to lớn của nhà khai sáng Phan Châu Trinh trong phát triển của đất nước ngày nay.
Như Hà
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất