08/11/2021 07:20 GMT+7 | Bóng đá Việt
(lienminhbng.org) - Nhiều chục năm trước, người Việt Nam vẫn hay nhắc tới câu chuyện về "đôi giày nhỏ" mà người Nhật từng nói với bóng đá Việt Nam. Giờ thì họ đã mang đôi giày lớn, chơi những sân chơi lớn, từ hơn 20 năm qua.
Đại thể, bóng đá Nhật Bản vốn dĩ xuất phát sau và chậm hơn bóng đá Việt Nam. Họ từng thua thiệt chúng ta ở cấp độ ĐTQG vào khoảng thập niên 50 ở thế kỷ trước. Và khi thua đội tuyển miền Nam Việt Nam 0-3 trên sân Thống Nhất vào năm 1959, họ tặng các cầu thủ chủ nhà 1 đôi giày lưu niệm nhỏ xíu, như 1 cách nhận bóng đá Nhậ chỉ mang đôi giày size nhỏ so với Việt Nam.
Khiêm tốn chính là đỉnh cao của trí tuệ. Từ sự thua thiệt rõ ràng, nhưng bóng đá Nhật Bản đã vươn lên đến đâu sau hơn 20 năm qua, cả thế giới đã chứng kiến.
6 năm sau khi J-League ra đời, Nhật Bản tham dự VCK FIFA World Cup đầu tiên France 1998. Đó là điều ít ai nghĩ tới. Nhưng thực ra, xứ sở mặt trời mọc đã gửi cả lứa cầu thủ tài năng đi Brazil học bóng đá từ nhiều năm trước đó. Nó cũng tựa chính sách đi tắt đón đầu của thể thao Việt Nam vậy.
So sánh không khập khiễng chút nào, nhưng V-League vắt qua tuổi 21 cho đến lúc này, thì bóng đá vẫn ở một vị trí khá khiêm tốn trên bản đồ bóng đá châu lục và thế giới.
Kể từ sau World Cup 1998, được đá với Nhật Bản thật là một vinh dự với Việt Nam, thay vì chiều ngược lại. Và, chúng ta thường thua nhiều hơn cầu hòa một trận đấu, ngay cả giao hữu. Bóng đá Nhật Bản đã phát triển đến đẳng cấp hàng đầu, thậm chí là số 1 châu lục.
Lần này, Việt Nam lại có cơ hội tiếp đội bóng số 1 châu Á, trong một trận đấu chính thức, tại giải đấu chính thức. Năm 2007, Asian Cup 2007, chúng ta đã thua 1-4 trên sân nhà, mà cả 5 bàn thắng, đều được thực hiện bởi cầu thủ Nhật Bản. Mai mốt, hy vọng số bàn thua giảm thiểu.
Bóng đá Việt Nam đã có những tiến bộ trong nửa thập niên qua, nhưng nếu có thể chơi được với các nền bóng đá hàng đầu, đấy cũng là nhờ công HLV Park Hang Seo. Đừng phủ nhận.
Trong chưa đầy một tuần, đội tuyển Việt Nam sẽ tiếp 2 nền bóng đá hàng đầu châu lục, đó là Nhật Bản và Saudi Arabia. Trước đó, chúng ta đã đá với Australia. Thực sự đây là những dịp tốt để học hỏi. Nên chuyện thắng/thua (mà thua gần như là đương nhiên) có còn quan trọng nữa không?!
Khi J-League 1 đã là số 1 châu lục về các giá trị chuyên môn, hình ảnh và thương mại, thì phân nửa đội hình Nhật Bản đã và đang chơi tại các giải bóng đá hàng đầu cựu lục địa. Được đá với họ, há chẳng phải dịp may sao? Ít nhất với người hâm mộ bóng đá Việt Nam.
Hãy tận hưởng cuộc chơi nào và cố lên các chàng trai của ông Park.
CCKM
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất