10/11/2021 21:09 GMT+7 | Bóng đá Việt
(lienminhbng.org) - Chúng ta hầu như không chịu áp lực trong cuộc tiếp đón tuyển Nhật Bản ở Mỹ Đình nhưng các “Samurai xanh” thì ngược lại.
Vòng loại World Cup 2022 châu Á:
* 19h00, 11/11: Việt Nam vs Nhật Bản (VTV6)
Soi kèo, nhận định Việt Nam vs Nhật Bản
* 16h10, 11/11: Úc vs Ả rập Xê Út (VTV6)
Soi kèo, nhận định Úc vs Ả rập Xê Út
* 18h00, 11/11: Hàn Quốc vs UAE
Soi kèo, nhận định Hàn Quốc vs UAE
* 19h00, 11/11: Liban vs Iran
Soi kèo, nhận định Liban vs Iran
* 22h00, 11/11: Trung Quốc vs Oman
Soi kèo, nhận định Trung Quốc vs Oman
* 00h00, 12/11: Iraq vs Syria
Soi kèo, nhận định Iraq vs Syria
Đối với Nhật Bản, bất kỳ kết quả nào khác ngoài 3 điểm ở Mỹ Đình đều là thất bại vì nó khiến họ gặp bất lợi rất lớn trong cuộc cạnh tranh giành 1 trong 2 suất ở bảng B vào thẳng VCK World Cup 2022.
Nhật Bản hiện mới được 6 điểm sau 4 trận, kém Ả rập Xê Út đầu bảng tới 6 điểm và kém Úc nhì bảng 3 điểm. Họ cũng chỉ bằng điểm Oman và còn gặp bất lợi vì đã để thua chính Oman ngay trên sân nhà ở trận lượt đi nên không chỉ gặp khó khăn trong cuộc cạnh tranh với Úc và Ả rập Xê út mà cạnh tranh với đội đang xếp thứ 3 là Oman cũng đã là thử thách với các cầu thủ của ông Hajime Moriyasu.
Áp lực cực lớn đang dồn lên HLV Moriyasu sau 3 lượt trận đầu tiên khi Nhật Bản chỉ thắng đúng 1 trận và để thua 2 trận còn lại. Sức ép chỉ giảm đôi chút sau lượt trận thứ 4 khi Nhật Bản thắng Úc 2-1.
Đội 4 lần vô địch Châu Á tiếp tục bước vào trận đấu với tuyển Việt Nam với tâm lí căng thẳng vì cả HLV Moriyasu lẫn các học trò đều hiểu họ phải thắng để nuôi hi vọng đến Qatar vào Hè 2022.
Đã có nhiều phân tích chuyên môn lí giải cho sự sa sút của tuyển Nhật Bản ở vòng loại thứ 3 World Cup trong đó chính HLV Moriyasu bị coi là vấn đề.
Ông Moriyasu tỏ ra khá bảo thủ trong cách vận hành chiến thuật và dùng người của mình. Trước trận gặp Úc, ông luôn cho Nhật Bản đá 4-2-3-1 với bộ khung nhân sự không có nhiều thay đổi.
Chiến thuật của ông Moriyasu mang đến cho Nhật Bản sự cân bằng giữa công và thủ nhưng thiếu hẳn tính đột biến khi nó quá thiên về kiểm soát bóng đồng thời thu hẹp biên độ tấn công của các “Samurai xanh”.
Cầu thủ Nhật Bản chuyền bóng nhiều, rất đúng bài nhưng sự dập khuôn thái quá của họ lại biến thành sự cứng nhắc, khiến yếu tố bất ngờ bị triệt tiêu nên đối thủ dễ đoán và đối phó hơn.
Phải đến trận gặp Úc, khi áp lực phải thắng lên tới cao độ thì ông Moriyasu mới cho Nhật Bản chuyển qua đá 4-3-3 đồng thời đưa vào đội hình xuất phát nhân tố mới Tanaka. Thay đổi chưa quá nhiều nhưng đã giúp Nhật Bản tấn công đều hơn, đánh biên tốt hơn và Tanaka ghi tên mình trên bảng điện tử.
Cách sử dụng nhân sự của ông Moriyasu bị đặt nhiều dấu hỏi. Người ta lấy làm khó hiểu vì sao một tài năng tấn công trẻ đầy hứa hẹn như Takefusa Kubo lại rất ít được ông sử dụng? Chính Kubo trong lần được đá chính hiếm hoi đã ghi bàn duy nhất giúp Nhật Bản hạ Trung Quốc 1-0.
Tương tự là trường hợp của tiền đạo Furuhashi . Tiền đạo có phong độ được đánh giá là tốt nhất trong các lính đánh thuê của Nhật Bản hiện tại cũng chỉ được đá chính hơn 1 hiệp trước Trung Quốc rồi sau đó chỉ được tung vào thay người.
Ông Moriyasu hiểu rõ nếu Nhật Bản không thể thắng Việt Nam thì ông vẫn hoàn toàn có nguy cơ bị sa thải. Liệu áp lực lớn này có khiến ông một lần nữa thay đổi và thay đổi nhiều hơn nhân sự của tuyển Nhật Bản trong cuộc chiến ở Mỹ Đình hay không?
Chiến thắng trước Úc có thể thúc đẩy HLV tuyển Nhật Bản tiếp tục sử dụng sơ đồ 4-3-3 cho trận đấu ở Mỹ Đình nhưng thể lực bị bào mòn do phải di chuyển nhiều, thời gian nghỉ hồi phục ít, thời gian tập luyện chuẩn bị cho trận đấu với Việt Nam của nhiều ngôi sao lê dương Nhật Bản cũng ít cộng với thời tiết thay đổi ở Mỹ Đình là những rào cản không dễ vượt qua với các “Samurai xanh” trong bối cảnh áp lực phải thắng đè nặng lên đôi chân và khiến tâm lí của họ trở nên căng thẳng.
HT
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất