02/08/2015 07:23 GMT+7 | Thế giới
(lienminhbng.org) - Ngày 1/8, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đã về trao tặng danh hiệu cao quý Bà mẹ Việt Nam Anh hùng do Chủ tịch Nước truy tặng cho mẹ Ngô Thị Lý, là thân mẫu của 2 liệt sỹ Tô Hiệu và Tô Chấn, tại quê nhà thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang (Hưng Yên).
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Tòng Thị Phóng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến mẹ Việt Nam anh hùng Ngô Thị Lý và quê hương Nghĩa Trụ, Văn Giang, Hưng Yên đã sinh ra nhiều chiến sĩ cách mạng, nhiều bậc hiền tài có công đóng góp lớn cho đất nước.
Các thệ hệ sau này mãi mãi nhớ ghi và tiếp nối truyền thống cha ông để lại, xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, xứng đáng với sự hy sinh to lớn của các mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng.
Nhà cách mạng Tô Hiệu và cây đào liệt sĩ đã trồng
Mẹ Ngô Thị Lý, sinh năm 1877 tại thôn An Lạc, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm (Hưng Yên) trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Thân phụ của mẹ là cụ Tán Bắc Ngô Quang Huy, người đã cùng Tướng quân Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy lừng danh chống Pháp cuối thế kỷ 19.
Chồng mất năm 38 tuổi, một mình mẹ Lý tần tảo nuôi 5 người con trưởng thành, trong đó có 2 anh em Tô Hiệu và Tô Chấn đã tham gia các phong trào yêu nước từ rất sớm, trở thành những người cộng sản kiên trung đầu tiên của Đảng, những nhà cách mạng nổi tiếng và đều hy sinh khi tuổi còn rất trẻ.
Cây đào Tô Hiệu nổi tiếng ở nhà tù Sơn La - một biểu tượng của cách mạng Việt Nam. Theo ban quản lý di tích, cây đào này được phục dựng bằng cách chiết lại từ cây đào gốc đã bị hỏng theo thời gian
Trước cách mạng năm 1945, nhà mẹ Lý là nơi nuôi giấu các nhà hoạt động cách mạng tiền bối như: Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt. Trường Chinh, Trần Huy Liệu, Trần Tử Bình, Nguyễn Bình… Mẹ chăm sóc các ông như con đẻ của mình nên các ông rất thương mẹ và nhận là mẹ nuôi.
Cách mạng tháng Tám thành công, mẹ Lý mới biết hai người con là Tô Chấn và Tô Hiệu đã hy sinh. Thương con, mẹ khóc nhiều nên 2 mắt gần như bị lòa. Năm 1946, mẹ được Hồ Chủ Tịch mời ra Hà Nội thăm hỏi và tặng quà. Kháng chiến chống Pháp bùng nổ mặc dù tuổi cao sức yếu nhưng mẹ dứt khoát không chịu ở lại vùng Tề, một mực đòi theo các con cháu đi kháng chiến lên Việt Bắc tản cư.
Mai Ngoan
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất