Vụ tai biến chạy thận ở Nghệ An: Sức khỏe các bệnh nhân đã chuyển biến tốt

02/08/2019 16:18 GMT+7 | Trong nước

(lienminhbng.org) - Trao đổi với phóng viên TTXVN chiều 2/8, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, chẩn đoán ban đầu đối với 2 bệnh nhân chạy thận nhân tạo được chuyển từ Nghệ An ra Bệnh viện Bạch Mai điều trị là nhiễm khuẩn huyết và đã tìm ra vi khuẩn gây bệnh.

Bộ Y tế đề nghị xét xử khách quan, công tâm, khoa học Vụ án chạy thận nhân tạo khiến 8 bệnh nhân tử vong tại Hòa Bình

Bộ Y tế đề nghị xét xử khách quan, công tâm, khoa học Vụ án chạy thận nhân tạo khiến 8 bệnh nhân tử vong tại Hòa Bình

Ngày 10/5, Bộ Y tế đã có Công văn số 2569/BYT-PC gửi Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hòa Bình đề nghị xét xử khách quan, công tâm, khoa học Vụ án chạy thận nhân tạo khiến 8 bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Theo Tiến sĩ Dũng, biến chứng trong thận nhân tạo có nguyên nhân liên quan đến nhiều yếu tố nên rất khó kiểm tra để xác định ngay.

Tuy nhiên, theo dự đoán của Trưởng Khoa Thận nhân tạo, 6 bệnh nhân bị tai biến do chí nhiệt tố - một nguyên nhân khá thường gặp, nhưng lần này biểu hiện tai biến nặng hơn.

Chú thích ảnh
Ông Nguyễn Xuân Hồng, Phó Giám đốc Sở Y tế Nghệ An yêu cầu Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An dừng ngay việc chạy thận nhân tạo, rà soát toàn bộ quy trình chạy thận để xác định chính xác nguyên nhân sau sự cố. Ảnh: Tá Chuyên – TTXVN

“Nếu đúng với dự đoán này, nguyên nhân vụ tai biến chạy thận lần này khác với vụ tai biến làm 8 người tử vong tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình cuối tháng 5/2017”, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng cho biết.

Hiện tại, mẫu nước sử dụng để chạy thận đang được gửi xét nghiệm tại Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường, Bộ Y tế nên chưa thể đánh giá chính xác về nguyên nhân.

Bên cạnh đó, dịch lọc là yếu tố có thể tiếp xúc với hàng loạt bệnh nhân trong ca chạy thận, bên cạnh đó việc sử dụng lại quả lọc cũng có thể có những nguy cơ, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng nhận xét.

Chú thích ảnh
Bà Đặng Thị Trường (62 tuổi, trú tại xã Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), một trong 6 bệnh nhân gặp sự cố được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc (Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An). Ảnh: Tá Chuyên – TTXVN

Như vậy, đến thời điểm này, sức khỏe hai bệnh nhân nặng có phản ứng khi chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An được chuyển ra Bệnh viện Bạch Mai ngày 31/7 đang diễn biến theo chiều hướng tốt hơn, bệnh nhân thoát sốc, các chỉ số sức khỏe đều diễn biến thuận lợi.

Trước đó, 2 bệnh nhân này được chuyển ra Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng sốc nặng, toan chuyển hóa, suy đa tạng. Các bệnh nhân sốt rét run, tụt huyết áp đã được các bác sĩ tại Nghệ An đã điều trị ban đầu như một sốc nhiễm khuẩn. “Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An đã xử lý cấp cứu đối với bệnh nhân đúng quy trình”, Trưởng Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai cho hay.

Chú thích ảnh
Hệ thống máy móc chạy thận cùng giường bệnh tại (Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An) đã tạm dừng hoạt động. Ảnh: Tá Chuyên – TTXVN

Hai bệnh nhân đã được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai vừa cấp cứu, hồi sức tích cực, hội chẩn toàn viện về chuyên ngành cấp cứu, hồi sức, thận nhân tạo, truyền nhiễm..., bằng mọi giá cứu sống bệnh nhân.

Hiện tại, bệnh nhân thứ 3 (trong số 3 bệnh nhân ở tình trạng nặng) ở lại Nghệ An được tập trung điều trị tình trạng đã tốt. Hơn 100 bệnh nhân khác được chuyển sang lọc máu chu kỳ tại các cơ sở y tế lân cận. 136

Cũng theo Tiến sĩ Dũng, sau sự cố chạy thận nhân tạo ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình, ngành y tế đã yêu cầu rà soát toàn bộ quy trình chạy thận nhân tạo.  

Hiện, Bệnh viện Bạch Mai cũng đã tư vấn cho Nghệ An lập hội đồng khoa học để đánh giá toàn bộ vụ việc.

TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm