Vượt khó dịch Covid-19, Bắc Giang thu hơn 6.800 tỷ đồng từ vải thiều

10/07/2021 12:00 GMT+7 | Trong nước

(lienminhbng.org) - Theo UBND tỉnh Bắc Giang, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp, tỉnh này trở thành "tâm dịch", nhưng vượt qua khó khăn, vụ vải thiều năm 2021 của tỉnh thành công hơn mong đợi, thu về hơn 6.800 tỉ đồng.

Bắc Giang: Hội nghị trực tuyến tiêu thụ vải thiều với 30 điểm cầu trong nước và quốc tế

Bắc Giang: Hội nghị trực tuyến tiêu thụ vải thiều với 30 điểm cầu trong nước và quốc tế

Hội nghị trực tuyến tiêu thụ vải thiều tại 30 điểm cầu trong nước và quốc tế diễn ra hôm nay (8/6).

* Vượt khó thực hiện "mục tiêu kép"

Năm 2020, Bắc Giang là tỉnh có GDP tăng trưởng cao nhất cả nước với tốc độ 13,02%. Quý I năm nay, tỉnh tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao nhất trong lịch sử với mức 17,96%. Tuy nhiên, đà tăng trưởng này gặp khó khăn lớn khi dịch bệnh bùng phát trong tháng 5.

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái nhận định, dịch bệnh bùng phát đã tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới mọi mặt phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, sau hơn 1 tháng “tập trung, căng mình, dồn lực chống dịch”, tới nay dịch bệnh đã cơ bản được khống chế.

Chú thích ảnh
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái. Ảnh: TL

Trong điều kiện chống dịch, tỉnh vẫn quyết liệt, kiên trì thực hiện mục tiêu kép theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tính đến ngày 5/7, có 262 doanh nghiệp với khoảng 74.500 lao động trong các khu và cụm công nghiệp đã hoạt động trở lại. Dự kiến đến 30/7, toàn bộ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, các khu công nghiệp sẽ cơ bản trở lại hoạt động bình thường như trước khi có dịch, trên cơ sở bảo đảm an toàn dịch bệnh.

Theo con số thống kê được tỉnh Bắc Giang công bố, tổng sản lượng tiêu thụ vải thiều toàn tỉnh đạt trên 215.000 tấn, tăng trên 50.000 tấn so với vụ năm 2020. Tổng doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ của tỉnh Bắc Giang đạt trên 6.800 tỷ đồng.

Năm 2020, Bắc Giang là tỉnh có GDP tăng trưởng cao nhất cả nước với tốc độ 13,02%. Quý I năm nay, tỉnh tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao nhất trong lịch sử với mức 17,96%.

* Mở rộng tiêu thụ vải thiều ở thị trường nội địa và xuất khẩu

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn cho biết chưa bao giờ Bắc Giang nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, đoàn thể cả nước (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, các cơ quan báo chí…) trong tiêu thụ vải thiều như năm nay.

Đặc biệt, các hãng hàng không cũng ưu ái cho vải thiều Bắc Giang, ngoài hỗ trợ giá cước còn dành khoang riêng đưa vải thiều vào thị trường phía Nam. Sự hỗ trợ đó đã kết nối được nhiều doanh nghiệp, cơ quan thu mua và tiêu thụ vải thiều với số lượng lớn.

Chú thích ảnh
 Nông dân Bắc Giang thu hoạch vải thiều. Ảnh: TTXVN

Năm nay, vải thiều Bắc Giang có bước tiến mới khi nhiều siêu thị, tập đoàn bán lẻ lớn như: Aeon, Mega Market, Lotte, Central Retail (GO! BigC), Vinmart, Vinmart+, Saigon Co.op… chung tay tiêu thụ

Trong xuất khẩu, ngoài thị trường truyền thống (Trung Quốc), năm nay vải thiều đã xuất khẩu thành công sang Nhật Bản, Pháp, CH. Czech, Australia, Mỹ, Đức, Hà Lan, Campuchia, Lào... Trong số này, có những thị trường đòi hỏi rất cao về chất lượng sản phẩm.

Vải thiều Bắc Giang có giá bán bình quân cả vụ ước đạt 19.800 đồng/kg. Vải thiều Bắc Giang được tiêu thụ tại thị trường nội địa đạt trên 126.000 tấn, chiếm khoảng 58,6% tổng sản lượng tiêu thụ. Thị trường xuất khẩu của vải thiều Bắc Giang ổn định với tổng sản lượng đạt trên 89.000 tấn, chiếm 41,4% tổng sản lượng tiêu thụ. Vải thiều Bắc Giang được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường truyền thống Trung Quốc và các quốc gia, khu vực: EU, Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á, khu vực Trung Đông…

Vải thiều Bắc Giang được người tiêu dùng tại các thị trường khó tính trên thế giới như: Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Bỉ, Pháp, Đức và một số nước EU… đánh giá cao về chất lượng. Giá bán vải thiều Bắc Giang xuất khẩu ổn định ở mức cao, dao động từ 30.000 - 55.000 đồng/kg. Riêng giá bán vải thiều Bắc Giang ở các nước Nhật Bản, Pháp, Đức, Hà Lan… ở mức rất cao từ 350.000 - 450.000 đồng/kg.

Tỉnh Bắc Giang có kế hoạch duy trì ổn định tổng diện tích trồng vải thiều toàn tỉnh vụ năm 2022 khoảng 28.100 ha; mở rộng diện tích sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; mở rộng diện tích mã số vùng trồng cho các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc…. Ở những diện tích sản xuất vải thiều đã được cấp mã vùng, tỉnh tiếp tục nghiên cứu nhân rộng mô hình sản xuất vải hữu cơ.

Theo dự kiến, vụ vải thiều năm 2022, tỉnh sẽ quan tâm đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật chăm sóc vải thiều theo hướng "chất lượng là giá trị sống còn" và theo hướng giá trị cao. Chú trọng thị trường tiêu thụ nội địa với các kênh phân phối hiện đại và thị trường truyền thống có sức tiêu thụ lớn, Bắc Giang tiếp tục giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống của quả vải, thúc đẩy tăng dần sản lượng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, EU, Mỹ, khu vực Đông Nam Á, khu vực Trung Đông….

Tiềm năng từ sàn thương mại điện tử

Trên thực tế, thương mại điện tử chính là một trong những yếu tố giúp quả vải Bắc Giang vượt qua được những khó khăn do dịch bệnh. Ngoài sự hỗ trợ mạnh mẽ của các Bộ ngành như Công Thương, Thông tin và Truyền thông để đưa quả vải lên các sàn giao dịch trực tuyến lớn, người dân Bắc Giang cũng chủ động hơn nhiều để tận dụng các hình thức giao dịch qua mạng khác như Facebook…

Đặc biệt, lần đầu tiên nông sản Việt Nam xuất khẩu theo hình thức sàn thương mại điện tử xuyên biên giới. Cuối tháng 6, những tấn vải thiều Bắc Giang đạt tiêu chuẩn xuất khẩu GlobalGAP đã được xuất khẩu và thông quan thuận lợi tại cảng sân bay Frankfurt (CHLB Đức), đáp ứng đầy đủ tiêu chí về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thảo Linh

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm