15/07/2018 20:23 GMT+7 | Ngôi sao World Cup
(lienminhbng.org) - Robert Lewandowski đã dừng bước ở vòng bảng, nhưng Olivier Giroud và Mario Mandzukic đang cho thấy bóng đá không thể thiếu những số 9 cổ điển như họ.
Trận Chung kết World Cup 2018 diễn ra vào lúc 22h00 ngày 15/7. Trước đó vào lúc 21h30 là lễ bế mạc.
Link xem trực tiếp:
http://vtv.vn/vtv6/truyen-hinh-truc-tuyen.htm
https://fptplay.vn/event/xem-bong-da-vtv6
World Cup 2018 đã cho thấy ưu thế tuyệt đối của bóng đá châu Âu, khu vực đóng góp 11 trong 16 đội ở vòng 1/8, 6 trong 8 đội ở vòng tứ kết, cả 4 đội ở vòng bán kết và giờ là chung kết khi Pháp gặp Croatia đêm nay. Trong khi sự vượt trội về mặt chiến thuật được xem là điểm mạnh của các đội tuyển châu Âu nếu so với những đối thủ từ các lục địa khác, thực tế thì lợi thế lớn hơn mà lục địa già đang nắm giữ là công tác đào tạo trẻ. Nhờ đó, họ có thể sản sinh ra nhiều cầu thủ hàng đầu.
Dĩ nhiên, Croatia không đi theo xu hướng đó. Còn nếu Pháp đăng quang ở Luzhniki hôm nay thì cũng như Tây Ban Nha năm 2010 và Đức năm 2014, lí do cơ bản là các học viện đào tạo đã cung cấp cho đội tuyển những cầu thủ giỏi nhất, thay vì chiến thuật của Didier Deschamps quyết định tất cả.
Khi “số 9” là hàng hiếm
Tuy vậy, nếu nói đến đào tạo trẻ, có một mẫu cầu thủ mà các học viện của châu Âu không sản sinh lâu nay: Tiền đạo cổ điển.
Bởi thường thì các học viện ưu tiên tốc độ, khả năng di chuyển và sự đa năng để từ đó cho ra lò những cầu thủ tấn công toàn diện. Họ có thể chơi được bên trái, bên phải, phía trên hoặc như một số 10. Có điều, trong khi những cầu thủ này chơi được ở nhiều vị trí khác nhau, họ lại không sở hữu các phẩm chất của một tiền đạo vòng cấm truyền thống: Sức mạnh, sự mạnh mẽ trên không hay quay lưng với khung thành, cầu nối trong lối chơi.
Không có gì ngạc nhiên khi cựu HLV của Arsenal, Arsene Wenger, nói đến chủ đề này thường xuyên. "Nếu mọi người nhìn khắp châu Âu, Nam Mỹ là nơi duy nhất phát triển các tiền đạo," Wenger đã nói vậy vào năm 2014. "Những năm 1960 và 1970 ở Anh, thậm chí khi tôi tới Arsenal năm 1996, các CLB đều có nhiều tiền đạo, ý tôi là những cầu thủ chơi đầu, có mặt trong các đường tạt bóng. Giờ chúng ta có ít những cầu thủ như thế. Đức đến World Cup chỉ có Miroslav Klose, tiền đạo đã 36 tuổi!"
Một năm sau, Wenger có nhắc lại đánh giá của ông sau khi Tây Ban Nha sử dụng Cesc Fabregas như số 9 ảo, Đức với Mario Goetze và ông cho rằng, các học viện cần thích nghi.
Sự khác biệt trong lối chơi
Thật may là ở chung kết World Cup 2018 này, Wenger không còn đề cập chuyện cũ, nếu không muốn nói tại Luzhniki sẽ là cuộc đối đầu giữa hai tiền đạo có phong cách chơi truyền thống: Giroud, một siêu dự bị ở trận đầu tiên gặp Australia đã chứng tỏ anh không thể thiếu trong lối chơi của Pháp; Mandzukic, người đã ghi những bàn thắng quan trọng để giúp Croatia vượt qua Đan Mạch và Anh.
Cả hai đều không trưởng thành từ các học viện, đều bị các CLB lớn bỏ qua trong những năm đầu sự nghiệp và ra mắt, khi cùng 19 tuổi ở mùa giải 2005-06, ở các đội bóng hạng hai. Giroud lúc đó tại Grenoble, thậm chí về sau còn rơi xuống hạng ba, trong khi Mandzukic bắt đầu ở Marsonia.
Nhìn chung, những tiền đạo cao to không phải là mẫu cầu thủ mà các CLB lớn tìm kiếm trong đám trẻ, vì thế, Giroud và Mandzukic phát triển rất chậm. Mãi tới năm 2010, Giroud khi đấy đã 24 tuổi mới biết thế nào là Ligue 1. Mandzukic thì khá hơn khi đã thi đấu ở giải vô địch Croatia và chuyển tới Wolfsburg ở tuổi 24. Sau 2 năm gắn bó với Montpellier, vô địch Ligue 1 mùa giải 2011-12 và giành Vua phá lưới, Giroud đến Arsenal, còn Mandzukic có 2 năm khoác áo Wolfsburg, giành Chiếc giày Vàng ở EURO 2012 và chuyển tới Bayern Munich.
Tuy vậy thì kể từ đó, họ không còn được chú ý nhiều dù vẫn duy trì phong độ ổn định. Arsenal muốn thay thế Giroud bằng những tiền đạo nhanh hơn, cơ động hơn và dù đã nỗ lực để chứng tỏ giá trị của mình, số 9 của đội tuyển Pháp chấp nhận chuyển đến Chelsea hồi tháng 1 vừa qua. Mỉa mai ở chỗ là chính quyết định này đã giúp anh giành được một suất đến World Cup 2018.
Tương tự như vậy, Mandzukic bị gạt ra ngoài sau khi Bayern Munich đưa về Robert Lewandowski, trước lúc anh tới Atletico Madrid và Juventus. Tuy nhiên, Chelsea và Juventus có vẻ rất phù hợp cho Giroud và Mandzukic lúc này bởi họ quan tâm đến kết quả hơn là phong cách.
Cũng như thế là đội tuyển Pháp và Croatia. Bởi trong khi các CLB lớn đòi hỏi tốc độ và khả năng di chuyển của một tiền đạo, bóng đá ở các giải quốc tế đơn giản hơn. Lối chơi chậm hơn và phòng ngự sâu hơn. Bởi vậy, các tiền đạo cắm không phải di chuyển quá nhiều nhưng hiệu quả mang đến thì có thừa. Chẳng hạn như trước Australia, Pháp sử dụng bộ ba tấn công Kylian Mbappe, Ousmane Dembele và Antoine Griezmann nhưng bế tắc. Ngay khi Giroud có mặt trên sân, anh có thể chơi quay lưng với khung thành, hút hậu vệ đối phương để tạo khoảng trống cho đồng đội và mang đến những phương án tấn công đa dạng hơn.
Lối chơi của Mandzukic cũng giống như Giroud, khác biệt là anh đã ghi được 2 bàn cho đến nay để vượt qua đối thủ trên sân cỏ quốc tế, 32 bàn cho Croatia so với 31 bàn của Giroud cho Les Bleus.
Hiện tại quan trọng hơn tương lai
Sự giống nhau giữa Giroud và Mandzukic không chỉ có vậy. Họ đều là những tiền đạo thi đấu tích cực và chịu khó di chuyển dù thể lực không dẻo dai. Ngạc nhiên hơn, bất chấp thể hình cao to, họ lại là những người có kĩ thuật, khả năng ghi những bàn thắng rất đẹp. Vì thế, nếu tương lai một lần nữa là dấu hỏi lớn cho Giroud và Mandzukic sau trận chung kết World Cup đêm nay (tân HLV Chelsea là Maurizio Sarri thích một tiền đạo trẻ hơn, cơ động hơn, còn Mandzukic phải chờ xem Juventus sử dụng Cristiano Ronaldo như thế nào), chiến thắng tại Luzhniki cũng sẽ ghi nhận sự đóng góp của họ, ở một giải đấu mà những tiền đạo hiện đại hơn như Gabriel Jesus, Harry Kane, Romelu Lukaku… đều đã dừng bước.
Giroud và Guivarc'h Họ không chỉ giống nhau vì có chữ G ở đầu họ mà họ giống nhau đến kì lạ trên hành trình đi tới trận chung kết World Cup của đội tuyển Pháp năm 1998 và 2018. Cả Olivier Giroud và Stephane Guivarc’h đều là những cầu thủ dẫn dắt hàng công của Les Bleus nhưng trong lối chơi, họ chỉ giữ vai trò phụ. Năm 2018, sự hiện diện của Giroud cho phép Kylian Mbappe và Antoine Griezmann tấn công. Năm 1998, Zinedine Zidane và Youri Djorkaeff hưởng lợi từ việc Guivarc'h theo sát các trung vệ đối phương. Khác biệt là Giroud đã chơi 80 trận và ghi 31 bàn cho Les Bleus. Thậm chí anh chỉ đứng sau Thierry Henry, Michel Platini và David Trezeguet trong danh sách ghi bàn cho Pháp. Trong khi đó, Guivarc'h mới 6 lần khoác áo Les Bleus trước World Cup 1998 (kết thúc sự nghiệp với 14 trận). Và không như Giroud, vai trò của anh còn có Christophe Dugarry và Trezeguet chia sẻ. Tuy nhiên, nếu Giroud có 13 pha dứt điểm trong 465 trên sân ở Nga và không một lần trúng khung thành, Guivarc'h có 16 pha dứt điểm năm 1998 và có ít nhất 3 lần trúng khung thành. |
Mạnh Hào
Tỉ lệ/kèo FT:
0.95* 0:1/2 *0.99 (Pháp chấp nửa trái)
-0.76* 0:3/4 *0.70
0.67* 0:1/4 * -0.73
Tài xỉu FT:
-0.94* 2 *0.86
0.75* 1 3/4 *-0.83
Tỉ lệ/kèo Hiệp 1: -0.92* 0:1/4 *0.82
Tài xỉu Hiệp 1: 0.96* 3/4 *0.94
* Video dự đoán Pháp vs Croatia:
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất