24/03/2016 11:11 GMT+7 | Thế giới
(lienminhbng.org) - Sáng 24/3, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) họp báo công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 và quý I/2016.
Theo đó, CPI tháng 3/2016 tăng 0,57% so với tháng 2 và tăng 1,69% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung, CPI bình quân quý I/2016 tăng 1,25% so với cùng kỳ năm trước.
Bà Vũ Thị Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Thống kê Giá, Tổng cục Thống kê cho biết, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 2 nhóm tăng, đó là thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với mức tăng 24,34%; giáo dục tăng 0,66%.
Trong khi đó, có tới 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ giảm là giao thông vận tải giảm 3,64%; đồ uống và thuốc lá giảm 0,54%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,48%; hàng hóa và dịch khác giảm 0,23%...
Bà Thủy phân tích, theo quy luật tiêu dùng, CPI tháng 3 hàng năm thường có xu hướng giảm do nhu cầu tiêu dùng sau Tết Nguyên đán giảm. Tuy nhiên, CPI tháng 3 năm nay tăng chủ yếu do giá dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục tăng.
Cụ thể, giá dịch vụ y tế tăng theo thông tư liên tịch số 37/2015/TTTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 1/3/2016, theo đó giá các mặt hàng dịch vụ y tế áp dụng cho dối tượng có bảo hiểm y tế tăng 32,9%, góp phần làm cho CPI tăng 1,27%.
Bên cạnh đó, thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định 68/2015/NĐ-CP từ ngày 2/10/2015, một số tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương đã tăng học phí các cấp làm cho chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 0,66%.
Tổng quan thị trường và giá cả quý I/2016, bà Thủy cho biết, CPI quý I tăng 1,25% so với cùng kỳ năm trước, đang ở mức thấp, góp phần đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát của Chính phủ đặt ra và yếu tố chi phí đẩy tiếp tục giữ lạm phát ở mức thấp.
Tuy nhiên, từ nay đến hết năm, giá dịch vụ y tế còn một đợt điều chỉnh vào tháng 7/2016, giá dịch vụ giáo dục cũng được điều chỉnh vào tháng 9/2016. Theo đó, chỉ số CPI tháng 12 năm nay sẽ có mức tăng khá cao, nhiều khả năng vượt mức 5%.
Do đó, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Công Thương theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu như gạo, xăng dầu, sắt thép, phân bón… khi tăng trở lại là áp lực cho công tác kiểm soát lạm phát, đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường.
Cùng với đó, Chính phủ và một số bộ cần cân nhắc thời gian điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng thiết yếu để tránh gây tác động lan tỏa về mặt tâm lý lên CPI.
TTXVN/Văn Xuyên
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất