Chuyên gia chỉ ra thay đổi chiến lược của Việt Nam trong cuộc chiến chống Covid-19

09/06/2021 19:45 GMT+7 | Trong nước

(lienminhbng.org) - Trang fulcrum.sg của Singapore ngày 8/6 đăng bài viết của Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak, Singapore), cho rằng đợt bùng phát dịch Covid-19 mới nhất càng cho thấy rõ hơn tầm quan trọng của chương trình tiêm phòng vaccine vốn đang được Việt Nam nỗ lực tăng tốc.

Tối 9/6 thêm 57 ca mắc Covid-19 mới

Tối 9/6 thêm 57 ca mắc Covid-19 mới

Tối 9/6, Bộ Y tế cho biết từ 12h -18h cùng ngày có thêm 60 ca mắc COVID-19, trong đó 3 ca nhập cảnh đã cách ly ngay; 57 ca ghi nhận trong nước. Tổng trong ngày ghi nhận 407 ca mắc và 87 bệnh nhân được chữa khỏi. Việt Nam hiện có 9.565 ca mắc COVID-19.

Theo Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, một trong những nguyên nhân khiến chương trình tiêm chủng của Việt Nam chưa được đẩy nhanh trong thời gian qua là do quốc gia Đông Nam Á này cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung vaccine toàn cầu, giống như hầu hết các nước đang phát triển khác. Mặc dù Công ty cổ phần vaccine Việt Nam (VNVC) đã đặt hàng 30 triệu liều vaccine của hãng AstraZeneca trong năm 2020, nhưng nguồn cung từ hợp đồng này cho đến nay vẫn còn hạn chế. Việc cung cấp vaccine cho Việt Nam thông qua chương trình COVAX cũng hạn chế.

Chính vì vậy, với quy mô và ảnh hưởng nghiêm trọng của đợt bùng phát dịch lần này, Chính phủ Việt Nam đã đẩy nhanh tiêm chủng như một chiến lược quan trọng, căn bản và lâu dài để vượt qua đại dịch. Những nỗ lực lớn đã được thực hiện trong một thời gian ngắn để giành được nhiều nguồn cung vaccine nhất có thể. Thay vì để chính phủ giữ độc quyền trong việc nhập khẩu vaccine, Việt Nam đã khuyến khích tất cả các thành phần liên quan, đặc biệt là các công ty tư nhân và các nhà đầu tư nước ngoài, giúp mua vaccine cho cả nước.

Covid-19, Covid Việt Nam, chiến lược chống Covid-19, vaccine Covid-19, tình hình Covid, Covid hôm nay, ca mắc Covid-19, quỹ vaccine phòng chống Covid

Ngày 5/6 vừa qua, Quỹ vaccine phòng Covid-19 của Việt Nam đã chính thức ra mắt nhằm huy động tổng hợp nguồn lực đóng góp xã hội để chia sẻ với ngân sách nhà nước, phục vụ cho hoạt động mua, nhập khẩu vaccine và nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước. Tổng kinh phí của Quỹ ước tính 1.1 tỷ USD. Chỉ sau vài ngày, Quỹ này thu hút được hơn 250 triệu USD cam kết đóng góp. Ở cấp độ quốc tế, Việt Nam đã hoạt động tích cực thông qua các kênh ngoại giao để đảm bảo được nhiều nguồn cung vaccine.

Do đó, theo thông báo của Bộ Y tế Việt Nam, hiện các nhà cung cấp đã cam kết bàn giao cho Việt Nam khoảng 120 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 trong năm 2021, bao gồm Moderna (5 triệu liều), Sputnik V (20 triệu liều), AstraZeneca (30 triệu liều), Pfizer (31 triệu liều) và chương trình COVAX (38,9 triệu liều). Việt Nam cũng đang đàm phán với các đối tác Nga để có thể sản xuất vaccine Sputnik V trong nước. Với việc vaccine NanoCovax sẽ sớm đi vào thử nghiệm giai đoạn 3, Việt Nam cũng hy vọng có thể có thêm nguồn cung từ vaccine nội địa.

Covid-19, Covid Việt Nam, chiến lược chống Covid-19, vaccine Covid-19, tình hình Covid, Covid hôm nay, ca mắc Covid-19, quỹ vaccine phòng chống Covid

Tuy nhiên, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp cho rằng chương trình tiêm chủng của Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với các thách thức lớn, trong đó có việc các đối tác nhiều khả năng sẽ không thể cung cấp kịp thời cho Việt Nam tất cả số liều vaccine đã cam kết do tình trạng thiếu hụt nguồn cung toàn cầu và sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia.

Thu Hằng TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm