Làm rõ vụ giả làm bác sĩ Bạch Mai lừa 100 triệu của người nhà bệnh nhân

30/06/2020 20:11 GMT+7 | Trong nước

(lienminhbng.org) - Ngày 30/6, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bệnh viện Bạch Mai đề nghị  xác minh thông tin về vụ việc lừa đảo tại Bệnh viện Bạch Mai mà báo chí mới nêu "Giả làm bác sĩ Bạch Mai lừa 100 triệu của người nhà bệnh nhân".

Bệnh viện Bạch Mai ngày đầu trở lại khám chữa bệnh bình thường

Bệnh viện Bạch Mai ngày đầu trở lại khám chữa bệnh bình thường

Ngày 11/5/2020, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) chính thức hoạt động trở lại khám chữa bệnh như bình thường.

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai xác minh, làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ việc và phối hợp với Cơ quan công an địa phương để điều tra, truy cứu trách nhiệm đối với đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản người nhà người bệnh nêu trên. 

Bệnh viện Bạch Mai tăng cường đảm bảo an ninh, trật tự bệnh viện, có các biện pháp tuyên truyền để nâng cao ý thức cảnh giác của người bệnh, người nhà người bệnh trong thời gian khám, điều trị tại Bệnh viện. 

Bệnh viện Bạch Mai báo cáo nhanh sự vụ về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh trước ngày 10/72020 để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ.

Trước đó, ngày 29/6/2020, các phương tiện truyền thông có đưa tin "Giả làm bác sĩ Bạch Mai lừa 100 triệu của người nhà bệnh nhân", nội dung phản ánh đối tượng Trần Thị Thanh Hồng (40 tuổi) giả làm bác sĩ vào Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, dùng điện thoại chụp trộm hồ sơ bệnh án, sau đó gọi điện cho người nhà người bệnh, lừa đảo chiếm đoạt 100 triệu đồng. 

Giả bác sĩ, Lừa đảo, Bộ Y tế, Yêu cầu làm rõ một số vụ việc, Bệnh viện Bạch Mai
Nghi phạm Trần Thị Thanh Hồng tại cơ quan công an. Ảnh: Công an cung cấp

Cùng ngày, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh có văn bản gửi Bệnh viện Bạch Mai để nghị xác minh thông tin báo chí về thời gian đo điện não video tại Bệnh viện.

Công văn nêu rõ, ngày 29/6/2020, các phương tiện truyền thông có đưa tin "Khám tâm thần ở Bệnh viện Bạch Mai, biết "khái niệm mới": Nửa ngày bằng... 40 phút". Nội dung bài báo phản ánh việc thực hiện một số phương pháp chẩn đoán, trong đó có đo điện não video với thời gian thực hiện ghi trên phiếu chỉ định là 12 giờ nhưng trong thực tế chỉ khoảng 40 phút hoặc ít hơn. 

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai xác minh và giải quyết vụ việc liên quan đến thời gian đo điện não video được báo chí để cập; rà soát, cập nhật quy trình kỹ thuật liên quan tới việc đo điện não video và thông báo cụ thể cho người bệnh biết trong quá trình khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai. 

Đồng thời, Bệnh viên công khai thông tin và kết quả xác minh, xử lý cho cơ quan báo chí; báo cáo về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh trước ngày 10/7/2020 để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ.

PV

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm