19/11/2015 19:52 GMT+7 | Thế giới
(lienminhbng.org) - “Ngăn chặn hoạt động lợi dụng mạng cho mục đích khủng bố” là điều khoản đáng chú ý tại Luật “An toàn thông tin mạng”, vừa được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực thi hành trên toàn quốc từ 6/2016.
Điều 31 của bộ Luật này quy định rõ 3 biện pháp ngăn chặn hoạt động lợi dụng mạng internet cho mục đích khủng bố, bao gồm:
a) vô hiệu hóa nguồn Internet có bản chất khủng bố;
b) ngăn chặn việc thiết lập và mở rộng trao đổi thông tin về các tín hiệu, nhân tố, phương pháp và cách sử dụng Internet cho mục đích khủng bố, về mục tiêu và hoạt động của các tổ chức khủng bố trên mạng;
c) trao đổi kinh nghiệm và thực tiễn về kiểm soát các nguồn Internet, tìm và kiểm soát nội dung của trang tin điện tử có bản chất khủng bố.
Cũng theo khoản 2 của điều luật này, quy định chi tiết về các biện pháp ngăn chặn hoạt động lợi dụng mạng cho mục đích khủng bố sẽ được Chính phủ ban hành (sau khi bộ luật ra đời – TT&VH). Trước đó, trong ngày 19/11, các Đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua Luật “An toàn thông tin mạng” với gần 86% số phiếu tán thành.
Riêng ở vấn đề “bảo vệ thông tin cá nhân”, trong phiên thảo luận ngày 29/10, một số Đại biểu Quốc hội từng đưa ra yêu cầu bổ sung thêm các điều khoản liên quan tới vấn đề này.
Tuy nhiên, theo giải trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Luật “An toàn thông tin mạng” chỉ quy định các vấn đề liên quan đến kỹ thuật nhằm đảm bảo thông tin truyền đưa trên mạng được nguyên vẹn, không bị gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại, được bảo mật tốt, đồng thời vấn đề này đã được quy định tại các bộ Luật khác như Luật dân sự, Luật hình sự, Luật Công nghệ thông tin, Luật báo chí... Do vậy, các đề xuất bổ sung này không được thực hiện.
Cúc Đường
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất