06/08/2013 16:00 GMT+7 | Thế giới
Theo đó, mức vốn điều lệ tăng thêm của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được xác định theo nguyên tắc cơ cấu vốn chủ sở hữu bằng khoảng 10% dư nợ tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
Nguồn để bổ sung vốn điều lệ bao gồm 3 nguồn: 1- Sử dụng các nguồn tích lũy của Ngân hàng Phát triển Việt Nam để tăng vốn điều lệ theo chế độ quy định; sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp để bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam; hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương) trong chi đầu tư phát triển được bố trí hàng năm.
Việc bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thực hiện theo lộ trình từ 2013 đến 2020.
Hàng năm căn cứ vào báo cáo tài chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Bộ Tài chính chủ trì xác định mức vốn điều lệ tăng thêm, phần vốn bổ sung từ các nguồn tích lũy của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp để bổ sung vốn điều lệ; phần còn lại phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí dự toán Ngân sách trung ương (chi đầu tư phát triển), trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.Việc bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam nhằm đảm bảo chỉ tiêu an toàn tài chính đã được xác định tại Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 28/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Đồng thời, nhằm cơ cấu lại nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo hướng tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn hoạt động, nhằm cải thiện tính thanh khoản và giảm cấp bù lãi suất của Ngân sách nhà nước.Theo Hoàng Diên
Chinhphu.vn
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất