(TT&VH) - Trong nhiều thế kỷ, người Nhật vẫn thường khoác lên người những bộ kimono đẹp đẽ do những người thợ thủ công khéo tay và phải mất nhiều công sức tạo nên. Nhưng Nhật Bản hiện đang phải đối mặt với một vấn đề mà họ chưa từng nghĩ sẽ lâm phải: chẳng còn người thợ nào đủ kỹ năng để chế tác bộ trang phục đã gắn chặt với văn hóa của đất nước mặt trời mọc.
Yasutaka Komiya, một người thợ làm kimono 84 tuổi, ngồi bệt trên nền nhà, tay phẩy nhẹ lên những miếng lụa nhiều màu sắc nằm bên cạnh ông. “Tôi đã bắt đầu học cách nhuộm vải kimono như thế này từ khi mới 12 tuổi” - ông nói - “Cách đây vài trăm năm, có hàng ngàn người làm nghề giống tôi. Nhưng ngày nay chúng tôi là một trong ba gia đình duy nhất ở Nhật Bản có khả năng nhuộm vải kimono”.
Nguy cơ thất truyền các kỹ năng
Ngành sản xuất kimono, vốn cho ra những chiếc áo gắn bó lâu dài nhất với các biểu tượng văn hóa Nhật Bản, hiện đang lâm vào khủng hoảng. Từng là món đồ được ưa thích của các samurai, người quý tộc và cả dân lao động, kimono giờ ít khi được thanh nhiên Nhật mặc bởi họ thích đồ Âu hơn.
Ngay cả các sự kiện trang trọng chính thức cần tới kimono, người Nhật cũng không dùng trang phục thủ công mà sử dụng những bộ quần áo làm bằng máy móc công nghiệp, vốn có giá rẻ hơn nhiều đồ thủ công, có giá dao động từ 180.000 yen tới 1 triệu yen (2.240 USD - 12.400 USD).
Hoạt động sản xuất những chiếc kimono thủ công mang màu sắc tuyệt đẹp đang có nguy cơ biến mất khỏi Nhật Bản
Cùng với việc kimono trở thành món đồ không hợp thời trang, số công ty sản xuất chúng cũng thu hẹp lại, từ 217 trước kia xuống còn 24 công ty chỉ trong vòng có 30 năm. Ngay tại Kyoto, trung tâm văn hóa truyền thống của Nhật Bản, giờ cũng chỉ còn có 64 nghệ nhân chế tác kimono.
Nhiều nhân vật lãnh đạo trong làng sản xuất kimono truyền thống đã lên tiếng cảnh báo rằng trong vòng một thập kỷ tới, nghệ thuật sản xuất kimono, vốn được xem là đỉnh cao trong di sản văn hóa Nhật Bản, sẽ chết theo thế hệ nghệ nhân cuối cùng. Đây là những con người đã dành cả đời rèn giũa những kỹ năng do cha ông họ truyền dạy và giờ đều đã ở tuổi xế bóng.
Soichi Sajiki là một trong các nghệ nhân ấy. Cả gia đình ông đã làm vải kimono trong vòng 200 năm. Tuy nhiên theo ông, ngành công nghiệp kimono hiện đang bị đe dọa. “Chúng tôi đang vất vả vật lộn để tìm cách truyền những kỹ năng giá trị của mình cho thế hệ tiếp theo. Từ những kén tằm cho tới sản phẩm vải lụa cuối cùng cần tới 1.000 quy trình khác nhau, mỗi quy trình đó phải được thực hiện bởi một nghệ nhân khác nhau. Phải mất tới 40 năm để làm chủ một kỹ năng như vậy” - Sajiki nói - “Phần lớn các nghệ nhân ngày nay đã hơn 80 tuổi và trong vòng 10 năm tiếp theo, nhiều người sẽ nằm xuống. Chúng ta đang ở trong tình thế nguy hiểm, rất dễ mất đi các kỹ thuật chế tác kimono đã có hàng ngàn năm tuổi”.
Một sản phẩm công phu và tỉ mỉ
Kimono là sản phẩm kết tụ nhiều tinh hoa của người thợ thủ công Nhật Bản. Kimono thường được làm từ một mảnh vải lớn với chiều dài 12 - 13m và rộng 36 - 40cm. Cả mảnh vải sẽ được cắt làm 8 phần và sử dụng hết. Theo truyền thống, các loại kimono đều được may bằng tay. Về sau này người ta có sử dụng máy móc khi may kimono nhưng rất nhiều chi tiết vẫn phải sử dụng tới bàn tay con người.
Mỗi chiếc kimono thường được xem là một tác phẩm nghệ thuật do các họa tiết, các lớp vải được lựa chọn và phối hợp giữa các màu sắc rất sinh động, bắt mắt. Để các mảnh vải mang màu sắc đẹp đẽ, thợ thủ công sử dụng 1 trong 2 kỹ thuật: Vải được dệt từ các sợi chỉ có màu sắc khác nhau hoặc vải dệt được nhuộm màu.
Một ví dụ về loại vải dệt bằng chỉ màu là oshima - tsumugi. Nó được sản xuất trên đảo Amami - Oshima ở phía Nam Kyushu. Loại vải này khỏe và bóng. Trong khi đó, vải yuki - tsumugi, sản xuất ở thành phố Yuki, quận Irabaki lại rất bền màu.
Khác với vải dệt chỉ màu, loại vải còn lại bắt đầu bằng việc dệt trắng tấm vải trước khi được vẽ, thêu họa tiết lên hoặc nhuộm bằng kỹ thuật nhuộm thủ công yuzen. Phương pháp này sẽ tạo nên những loại vải đầy màu sắc như loại vải kyoyuzen, được sản xuất ở Kyoto, với những màu sắc tỉ mỉ, chi tiết, rất cuốn hút. Trong khi đó, vải kaga-yuzen, được sản xuất ở thành phố Kanazawa mang nhiều hình ảnh thiên nhiên thực tế.
Có thể thấy vải kimono truyền thống rất khó làm. Điều trớ trêu là số thợ làm vải kimono truyền thống cũng không còn nhiều. Được biết trong các thợ thủ công cao tuổi có 5 phụ nữ hơn 80 tuổi sống tại tỉnh miền núi Niigata. Họ là những cá nhân duy nhất biết cách sử dụng kỹ thuật dệt vải màu bằng chỉ màu. Còn tại Tokyo, Komiya giờ là nghệ nhân duy nhất biết cách thực hiện một hoạt động vẽ trang trí kimono bằng vàng ròng.
Điều may mắn là kỹ thuật riêng của ông đã được Chính phủ ghi nhận. Họ tặng cho ông danh hiệu Báu vật sống quốc gia, nghĩa là tài năng của ông cần được bảo vệ. Với sự trợ giúp của chính phủ, Komiya đã có thể truyền lại kỹ năng của ông, vốn học từ cha đẻ, cho con trai Yasumasa, 54 tuổi. Người con trai cũng đã dạy lại kỹ năng cho hai con của ông này.
Các biện pháp cứu vãn tình thế
Nhằm cứu vãn ngành sản xuất kimono thủ công, những người như Sajiki đã tích cực kêu gọi thế hệ trẻ trân trọng trang phục truyền thống. “Chúng ta cần khuyến khích thêm nhiều thanh niên sử dụng kimono, huấn luyện thêm nhiều nghệ nhân trẻ và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh bằng cách bán kimono ra nước ngoài” - ông nói. Thời gian tới, ông đang có kế hoạch khuếch trương sự ủng hộ kimono truyền thống thông qua Tuần lễ Kimono sẽ tổ chức tại Tokyo.
Còn với những người thợ như Yasumasa, cách tốt nhất để bảo vệ bộ trang phục truyền thống là phổ biến những kỹ năng làm kimono thủ công, vốn là bí mật gia truyền. “Điểm quan trọng là ngành công nghiệp kimono phải phát triển và hiện đại hóa để có thể sống sót” - Yasumasa nói - “Nghề thủ công truyền thống thường được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nhưng trong tương lai chuyện này sẽ không còn có thể diễn ra như vậy được nữa”.
Theo Chie Hayakawa, Giám đốc truyền thông Khách sạn Mandarin Oriental - nơi vừa tổ chức các sự kiện liên quan tới kimono truyền thống hồi tuần trước, để tồn tại và tiếp tục phát triển, các nghệ nhân trong nước phải thay đổi, bắt đầu bằng việc tìm kiếm khách hàng ở nước ngoài. “Kimono đẹp mê người, làm từ những loại lụa tốt nhất thế giới” - bà nói - “Nhưng những sản phẩm thủ công này cần được sử dụng rộng rãi trên quy mô quốc tế, với sự hợp tác lớn hơn với các hãng thiết kế thời trang nổi tiếng. Việc này sẽ mở ra nhiều tiềm năng cho kimono truyền thống tồn tại hơn là hiện nay”.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/1, rạng sáng 8/1 - lienminhbng.org cập nhật nhanh và chính xác nhất lịch thi đấu và link xem trực tiếp bóng đá: Cúp Liên đoàn Anh, Cúp Nhà vua, Cúp Liên đoàn Bồ Đào Nha...
Phụ công Bích Thủy chơi khá hay ngay trận đấu ra mắt CLB GS Caltex ở giải VĐQG Hàn Quốc, giúp đội này cắt chuỗi thua khi đánh bại đội xếp số 1 trên BXH.
Trái với dự kiến ban đầu, Giải bóng chuyền nữ vô địch CLB châu Á – AVC Challenge Cup 2025, sẽ không được tổ chức tại Hàn Quốc như kế hoạch, thay vào đó là Việt Nam. Giải đấu dự kiến diễn ra từ ngày 20-27/4 năm 2025.
Jude Bellingham chưa bao giờ đánh mất vị trí của mình ở Bernabeu, bất chấp việc chủ đề tại Real Madrid thường xoay quanh Vinicius Junior hoặc Kylian Mbappe.
XSMN 8/1: Xổ số miền Nam ngày 8/1/2025 gồm các tỉnh Đồng Nai, Sóc Trăng và Cần Thơ. Theo dõi kết quả XSMN hôm nay thứ Tư ngày 8/1 trên lienminhbng.org.
Sau khi Đình Triệu tỏa sáng trong màu áo ĐTQG Việt Nam tại AFF Cup 2024, cuộc sống cá nhân của anh thu hút sự quan tâm của người hâm mộ. Ít ai biết rằng, Đình Triệu có một người vợ trẻ xinh đẹp, là hậu phương vững chắc cho hành trình sự nghiệp của anh.
AFF Cup 2024 không chỉ đánh dấu chức vô địch lịch sử của đội tuyển Việt Nam mà còn là giải đấu để lại những kỷ niệm sâu sắc cho tiền vệ Doãn Ngọc Tân – một tân binh có hành trình đầy cảm xúc với đội tuyển quốc gia.
XSMB 7/1: Kết quả Xổ số miền Bắc hôm nay thứ Hai ngày 7/1/2025 quay thưởng lúc 18h10 được trực tiếp cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất trên lienminhbng.org.
Tin chuyển nhượng 7/1: MU muốn chiêu mộ Kolo Muani khi hết cửa với Gyokeres; Barcelona để mắt tới Son Heung-Min; Chelsea muốn mua lại hậu vệ Marc Guehi; Chiesa xác nhận ở lại Liverpool.
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son, người dính chấn thương nghiêm trọng trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2024, đang có những dấu hiệu hồi phục tích cực. Theo cập nhật mới nhất từ đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện Vinmec, khả năng anh trở lại thi đấu với 100% phong độ là hoàn toàn khả thi.
Trưởng đoàn Trần Anh Tú, HLV Kim Sang Sik và đội trưởng Duy Mạnh đại diện đội tuyển Việt Nam cùng lãnh đạo LĐBĐVN, Sở VH,TT&DL tỉnh Phú Thọ đã mang Cúp vô địch ASEAN Cup 2024 về đất Tổ, lên đền Thượng dâng hương, báo công với các Vua Hùng.
Pha lập công thiếu fair-play của Supachok Sarachat trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 đang thu hút sự chú ý đặc biệt khi dẫn đầu cuộc bình chọn Bàn thắng đẹp nhất giải đấu. Điều trớ trêu là chính các cổ động viên Việt Nam lại đóng vai trò lớn trong việc đưa bàn thắng này lên vị trí dẫn đầu.
HLV Kim Sang Sik khẳng định ĐT Thái Lan đã không chơi đẹp trong bàn thắng của Supachok. Ông cũng tiết lộ những câu nói đã giúp ĐT Việt Nam vượt qua áp lực để vô địch AFF Cup 2024 sau trận chung kết nghẹt thở với Thái Lan.