Sao Hỏa có đủ lượng oxy cần thiết để duy trì sự sống

23/10/2018 11:52 GMT+7 | Trong nước

(lienminhbng.org) - Các nhà khoa học Mỹ vừa công bố bằng chứng cho thấy Sao Hỏa có thể chứa đủ lượng oxy cần thiết để phát triển sự sống.

Theo nghiên cứu mới nhất, các chuyên gia làm việc tại Phòng thí nghiệm Jet Propulsion  ở bang California (Mỹ) đã phát hiện ra lớp nước mặn dưới bề mặt hành tinh này có chứa đủ oxy để hỗ trợ sự sống của các dạng vi khuẩn vốn đã xuất hiện và sinh sôi mạnh mẽ trên Trái Đất hàng tỷ năm trước. Ở một số địa điểm, lượng oxy còn đủ để cho những sinh vật đa bào như bọt biển sinh sống. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Geosciences số ra ngày 22/10. 

Chú thích ảnh
Nước mặn trên Sao Hỏa có thể chứa đủ oxy để vi khuẩn có thể thở. Ảnh: NASA/Reuters

Đây được cho là phát hiện mang tính cách mạng giúp thay đổi những hiểu biết của con người về khả năng sự sống có thể tồn tại trên Sao Hỏa vì cho tới nay, khoa học vẫn tin rằng lượng oxy chỉ chiếm 0,14% trong bầu không khí trên hành tinh này không đủ để các vi khuẩn sinh sôi. Hiện tỷ lệ lượng oxy trên Trái Đất là 21%, vừa đủ để phục vụ sự sống của con người. Nghiên cứu kết luận nồng độ oxy trên Sao Hỏa cao hơn mức mà các sinh vật sống giản đơn như vi khuẩn cần để sinh trưởng. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với lời khẳng định rằng sự sống hiện đang tồn tại ở Sao Hỏa.    

Nghiên cứu mới được các nhà khoa học thực hiện sau khi robot thăm dò khám phá Sao Hỏa của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) mang tên Curiosity phát hiện ra sự tồn tại của mangan oxide, một hợp chất hóa học cần rất nhiều oxy để hình thành.   

Curiosity cũng đã phát hiện ra sự tồn tại của các hợp chất muối biển. Nồng độ muối biển cao cho phép nước duy trì dạng lỏng ở nhiệt độ thấp và tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sống. Phụ thuộc vào địa hình, mùa trong năm và thời gian trong một ngày, nhiệt độ trên Sao Hỏa có thể dao động từ -195 độ C đến 20 độ C. Bằng các dữ liệu thu thập được, các nhà khoa học đã lập các mô hình tính toán để xác định khu vực nào trên Sao Hỏa sẽ có thể tập trung hợp chất muối biển giúp giải phóng ra nhiều oxy nhất.

Thế giới chiêm ngưỡng 'trăng máu' dài nhất thế kỷ và sao Hỏa tỏa sáng gần cực đại

Thế giới chiêm ngưỡng 'trăng máu' dài nhất thế kỷ và sao Hỏa tỏa sáng gần cực đại

Ngày 27/7, người dân khắp nơi trên thế giới đã có cơ hội chiêm ngưỡng những khoảnh khắc đẹp mắt khi "trăng máu" - nguyệt thực dài nhất thế kỷ tỏa sắc đỏ huyền ảo trên bầu trời nhiều quốc gia và mưa sao băng Delta Aquarids.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng lập được mô hình dự đoán về những biến đổi khí hậu trên Sao Hỏa trong 20 triệu năm qua và trong khoảng 10 triệu năm tới. Từ đó, tạo tiền đề để xác định vị trí đưa tàu thăm dò lên trong tương lai.

TTXVN/Lê Ánh

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm