06/03/2019 12:11 GMT+7 | Thế giới
(lienminhbng.org) - Các trang báo nước ngoài đã nhiều lần nhắc tới Momo, tuy nhiên cũng khẳng định rằng Momo Challenge và hậu quả của nó thực ra là một thông tin giả mạo.
Những ngày gần đây, trên các diễn đàn mạng, đặc biệt là hội của các ông bố, bà mẹ đã rộ lên rất nhiều lời cảnh báo mọi người về một kênh YouTube gây hại tới những đứa trẻ.
Theo thông tin được các bậc phụ huynh chia sẻ với nhau thì kênh này đã phát tán rất nhiều đoạn clip hoạt hình với tên "Thử thách Momo". Một số người còn đánh giá rằng mức độ nguy hại của thử thách Momo chẳng kém cạnh là bao so với thử thách Cá voi xanh nổi danh một thời. Trong các đoạn clip, hình ảnh Momo là một người phụ nữ với đầu người, mình gà, mái tóc đen xì, làn da nhợt nhạt và con mắt lồi ra sẽ hướng dẫn người xem cách tự làm hại bản thân.
Nhiều trang mạng xã hội sau đó cũng đã đưa ra lời cảnh báo, cho biết clip phim Peppa Pig có chứa những nội dung kinh dị, xúi giục những đứa trẻ tự sát. Theo đó, hình ảnh quái vật Momo xuất hiện ẩn bên trong các video hoạt hình dành cho trẻ em như Fortnite, Peppa Pig. Thậm chí trong một tập phim hoạt hình Peppa Pig, hình ảnh Momo đã xuất hiện và yêu cầu chú heo tự sát ở đoạn giữa của tập phim. Thông thường, cảnh kinh dị chỉ xuất hiện thoáng qua trong video, bởi vậy mà các bậc cha mẹ và YouTube khó có thể phát hiện được để gỡ bỏ. Hiện nay, có thông tin lan truyền cho biết Thử thách Momo đã xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm các nước Châu Âu, Mỹ, khu vực châu Mỹ Latinh.
Các trang báo nước ngoài đã nhiều lần nhắc tới Momo, tuy nhiên cũng khẳng định rằng Momo Challenge và hậu quả của nó thực ra là một thông tin giả mạo. Thưc chất, đây chỉ là một câu chuyện với nhân vật kinh dị được cường điệu hóa so với thực tế, sau đó lại được các trang truyền thông vô tình thấy và cố tình đẩy thành một hiện tượng để kiếm lượt xem. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cũng không nên quá lo lắng trước trào lưu này, mà điều cần chú ý hơn đó là phải chú ý tới những gì mà con trẻ xem trên Internet. Với toàn xã hội, điều mà chúng ta cần làm là hạn chế việc phát tán và cường điệu hoá thử thách này, bởi thời gian gần đây trên mạng xã hội đã xuất hiện không ít tài khoản và fanpage liên quan đến thử thách Momo. Như vậy, chính chúng ta chứ không phải ai khác là người chịu trách nhiệm cho việc cổ súy hành vi phát tán nhân vật kinh dị, phản cảm và nguy hại này.
Theo VietnamPlus, các tổ chức xã hội ở Anh cho biết không có bất kì báo cáo nào về việc có ai đó nhận được tin nhắn hoặc làm hại chính bản thân mình như tin tức đang lan truyền.
Trước đó, phía YouTube đã lên tiếng cho biết bên mình không hề cho hiển thị thông tin gì liên quan tới Momo Challenge, đồng thời cho rằng mọi nội dung chứa Momo Challenge đều vi phạm các nguyên tắc nội dung thân thiện đối với nhà quảng cáo, do đó những video này không thể nào hiển thị quảng cáo. Điều này có nghĩa rằng những người phát tán video sẽ chẳng thu được lợi gì khi chia sẻ Thử thách Momo.
Được biết Momo thực chất là tác phẩm có tên gốc Mother Bird, được chế tác vào năm 2016 và trưng bày trong một triển lãm nghệ thuật ở Tokyo, Nhật Bản về những câu chuyện kinh dị. Cái tên Momo chỉ bắt đầu xuất hiện khi hình ảnh Mother Bird được lan truyền một cách rộng rãi trên mạng.
Cha đẻ của Momo tuyên bố nó đã chết
Nhà điêu khắc Nhật Bản Keisuke Aiso nói rằng ông cảm thấy có trách nhiệm khi trẻ em sợ hãi với tác phẩm của ông sau khi một bức tượng do ông làm ra được sử dụng cho "Thử thách Momo".
Trả lời phỏng vấn tờ The Sun, nhà điêu khắc Nhật Bản Keisuke Aiso nói rằng ông cảm thấy có trách nhiệm khi trẻ em sợ hãi với tác phẩm của ông sau khi một bức tượng do ông làm ra được sử dụng cho một trò chơi khăm trực tuyến trong cái gọi là "Thử thách Momo" (Momo challenge).
Keisuke Aiso là một nghệ sỹ 46 tuổi, đang sinh sống ở ngoại ô thành phố Tokyo (Nhật Bản). Xưởng điêu khắc của ông nằm trên một con phố yên tĩnh đối diện một sân bóng đá.
Trong nhà xưởng, người ta dễ dàng nhìn thấy rất nhiều các bức tượng về những sinh vật đang sợ như Momo, mà Aiso đã tạo ra trong hơn 20 năm.
Khi được phóng viên của tờ The Sun đề cập đến nhân vật Momo đang reo rắc sự sợ hãi với trẻ em và các bậc phụ huynh trên toàn thế giới, Aiso nói: "Cái đó không còn tồn tại nữa, nó không bao giờ tồn tại".
"Nó là một thứ mục nát và tôi đã vứt nó đi" ông Aiso nói thêm. "Những đứa trẻ có thể yên tâm vì Momo đã chết - nó không tồn tại và lời nguyền đã biến mất".
Cần kiểm soát các kênh video cho trẻ em
Tuy thế, cũng cần kiểm soát các kênh video cho trẻ em vì tiềm ẩn nhiều thứ nguy hại. Đại diện Cục trẻ em khuyến cáo các bậc phụ huynh cần quản lý chặt về thời gian sử dụng và nội dung trẻ em tiếp đang tiếp cận. Môi trường mạng vốn được trẻ em rất yêu thích. Vì vậy, phụ huynh cần có những động thái sát sao và nhắc nhở thường xuyên với các em. Ngoài ra, phải theo dõi giám sát thông tin trẻ em đang tiếp cận và biểu hiện khác thường mà trẻ gặp phải khi tiếp cận thông tin đó.
Phụ huynh cần có ý thức phát hiện doanh nghiệp, cá nhân “tung” thông tin độc hại. Trước hết báo cáo với Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111. Qua đó, hình thành phong trào xã hội tẩy chay, hạn chế sử dụng kênh thông tin nguy hại.
Bên cạnh cơ quan Nhà nước dùng công cụ bảo vệ người tiêu dùng thì phía người tiêu dùng cũng nên tự bảo vệ chính mình. Ông Nam cho rằng, hầu hết, nhà cung cấp quản lý mạng xã hội đều có thu nhập nhờ vào số lượng người truy cập. Nếu phụ huynh vận động chiến dịch không truy cập thì doanh nghiệp có trách nhiệm hơn trong việc sàng lọc thông tin độc hại.
Trên thực tế, sự hoảng loạn đối với quái vật Momo thực tế dựa theo một mô hình khá quen thuộc và rất dễ lan truyền, đó là những thử thách. Nó tương tự nhiều trào lưu từng khá nổi trên mạng xã hội trước đó như "Thử thách bao cao su" (Condom Challenge) hay "Thử thách viên nước giặt" (Tide Pod Challenge). Chúng từng được cảnh báo là có thể gây ra thương tích, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng cho những người tham gia. Nhưng thực ra, những trào lưu lan truyền rất nhanh trên mạng xã hội như thế này ít gây ra nguy hiểm trực tiếp tới trẻ em. Ngược lại, chúng dễ dàng thành công trong việc lan tỏa nỗi sợ qua Internet tới các bậc phụ huynh. Trước Quái vật Momo, năm 2018, trò chơi Blue Whale Challenge - Thử thách Cá voi xanh cũng đã bị nhiều phụ huynh khắp thế giới và Việt Nam phản đối kịch liệt. Trò chơi này yêu cầu người chơi phải thực hiện hàng loạt thử thách trong vòng 50 ngày, nó dẫn dắt người chơi thực hiện nhiều việc làm khác nhau, từ bình thường đến nguy hiểm, trao đổi trên mạng về cá voi xanh, xem phim cá voi xanh, xem phim kinh dị, vẽ hình cá voi xanh bằng bút bi lên cơ thể, sử dụng dao, lưỡi lam hoặc kim khâu để tạo hình dáng cá voi lên cánh tay hoặc chân... Vào ngày cuối cùng ngày thứ 50, người chơi sẽ được cộng đồng mạng thừa nhận là "người chiến thắng" khi "dũng cảm" tự kết liễu đời mình... |
P.V (Tổng hợp)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất