Thông tin chính thức về 'đường ray dự án Cát Linh - Hà Đông bị gỉ sét'

29/05/2017 21:48 GMT+7 | Thế giới

(lienminhbng.org) - Tối 29/5, Ban Quản lý dự án Đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) có thông cáo báo chí về tiếp thu ý kiến phản ánh của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước về kết quả kiểm tra hiện trường dự án Cát Linh – Hà Đông. 

Theo Ban Quản lý dự án Đường sắt, việc kiểm tra của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước là công việc thường kỳ, thường xuyên, thực hiện theo kế hoạch. Một số ý kiến về kết luận của Hội đồng mà báo chí nêu trên là tại đợt kiểm tra ngày 20 – 21/3/2017 và được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước ra thông báo ngày 26/4/2017. 

Chú thích ảnh
Đoàn tàu vừa được trưng bày tại ga La Khê thuộc dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

Tiếp thu các ý kiến tại thời điểm kiểm tra và sau khi ra thông báo, Ban Quản lý dự án Đường sắt đã chỉ đạo ngay tư vấn, tổng thầu khắc phục, bổ sung tài liệu minh chứng làm rõ các nội dung liên quan. 

Về nội dung ray của dự án mà báo chí nêu là đã bị gỉ sét, Ban Quản lý dự án Đường sắt xin trích dẫn nguyên kết luật của Hội đồng nghiệm thu nhà nước, đó là “Trước khi lắp ray chưa phủ lớp dầu mỡ chống gỉ cho ray và phụ kiện liên kết, hiện một số vị trí đã bị gỉ sét”. 

Nhiều người dân ái ngại về an toàn tại nhà ga La Khê, đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Nhiều người dân ái ngại về an toàn tại nhà ga La Khê, đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Sau 4 ngày mở cửa tham quan, đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông và nhà ga mẫu La Khê đã đón nhiều lượt người đến tham quan, ngoài niềm vui chờ đón tuyến đường sắt trên cao đầu tiên thì vẫn còn nhiều chi tiết khiến người dân vẫn chưa thực sự yên tâm.

Ban Quản lý dự án Đường sắt khẳng định, đối với ray, phụ kiện nhập khẩu của dự án với đầy đủ tiêu chuẩn và thí nghiệm kiểm tra của nhà máy sản xuất được Tổng thầu bảo quản tại kho bãi theo đúng quy định. 

Cụ thể, kho bãi được đầm lèn chắc chắn, ray được kê kích, xếp đủ số hàng và che phủ bạt để không bị ô-xy hóa; đối với phụ kiện được đóng nguyên đai, nguyên kiện từ nhà máy và được bảo quản trong kho có mái che. 

Kiểm tra trước khi lắp đặt cho thấy toàn bộ phụ kiện đều mới xuất xưởng và đã được bôi lớp dầu chống gỉ. Trong quá trình thi công ngoài công trường, phải lắp ráp tổ hợp thành các mô-đun cộng với quá trình làm sạch sau đổ bê tông liên kết đã làm lớp dầu chống gỉ của một số phụ kiện không còn, cộng với điều kiện thời tiết bên ngoài (nắng, mưa) nên một số vị trí đã bị ô-xy hóa bề mặt. 

Chú thích ảnh
Người dân tham quan đoàn tàu tại ga La Khê. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

"Thực trạng này đã được báo cáo giải trình ngay trong quá trình kiểm tra. Sau thời điểm Hội đồng nghiệm thu đi kiểm tra, Ban đã chỉ đạo và Tổng thầu đã thực hiện bôi dầu mỡ bảo vệ phụ kiện đã lắp đặt”, văn bản của Ban Quản lý dự án Đường sắt thông tin. 

Về nội dung: “Hiện nay đã khóa hệ thống đường ray nhưng tại một số vị trí mối nối giữa ray hàn dài và ray tiêu chuẩn (25m) có khe hở chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật là 8mm, thực tế là lớn hoặc nhỏ hơn 8mm. Việc này tiểm ẩn nguy cơ cháy mối nối hoặc ray bị đứt gãy do tác động bởi nhiệt độ”. 

Ban Quản lý dự án Đường sắt giải thích, ray đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông được thiết kế hàn liền, có các cầu ray kết nối với vị trí đặt ghi. Khe hở được thiết kế là 8mm (± 2mm) theo nhiệt độ trung bình tính toán. 

Sau khi lắp đặt, hệ thống đường ray vẫn đang trong qua trình căn chỉnh và chưa điều chỉnh cố định ở phạm vi có mối nối. Việc kiểm tra hiện trường tiếp tục còn được thực hiện trong suốt quá trình thi công lắp đặt và trong giai đoạn khai thác sau này để đảm bảo tiêu chuẩn nêu trên. Nội dung nhận xét và khuyến cáo nêu trên của Hội đồng thường xuyên được kiểm tra và điều chỉnh phù hợp. 

Đường sắt Cát Linh-Hà Đông: 200 người đào tạo tại Trung Quốc, trung bình 50 người phục vụ/1 km

Đường sắt Cát Linh-Hà Đông: 200 người đào tạo tại Trung Quốc, trung bình 50 người phục vụ/1 km

Ngày 22/2, ông Vũ Hồng Phương, Phó Tổng giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt thuộc Bộ Giao thông Vận tải cho biết để vận hành 13km tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông sẽ có số nhân lực khoảng trên 600 ​người.

Đối với nội dung: “Bu lông liên kết giữa phụ kiện với ray tại một số vị trí chưa được đặt vuông góc; một số thanh giằng cự ly phục vụ thi công ghi khu depot làm bằng sắt hàn”, Ban Quản lý dự án Đường sắt khẳng định, các bu lông liên kết phụ kiện không vuông góc đã được chỉnh sửa; các thanh giằng cự li trong khu Depot được sử dụng tạm bằng thanh sắt hàn được dùng chỉ để khống chế cự li ghi, ray trong quá trình thi công. 

Sau khi thi công xong và cố định vị trí sẽ tiến hành tháo bỏ và lắp lại bằng các thanh giằng cự ly đồng bộ của bộ ghi do các thanh giằng cự ly đồng bộ với ghi là mảnh (tiết diện khoảng 2 x 2 cm) và có nguy cơ cong vênh nếu bị va đập trong quá trình thi công lắp đặt…. 

Về kết luận, của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước về nội dung: “Việc xử lý nền đất yếu khu vực Depot còn chưa cung cấp được đầy đủ hồ sơ thi công, nghiệm thu xử lý nền đất yếu bằng công nghệ bấc thấm kết hợp hút chân không để xem xét, đánh giá”. 

Chú thích ảnh
Đường ray đoàn tàu tại Nhà ga La Khê của Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Quang Quyết  – TTXVN

Ban Quản lý dự án Đường sắt cho biết, hạng mục xử lý đất yếu bằng công nghệ bấc thấm kết hợp hút chân không được xử lý cho một phần trong khu vực Depot từ năm 2013. 

Tại thời điểm kiểm tra, hồ sơ của hạng mục xử lý nền đất yếu này đang được các đơn vị nhà thầu hoàn thiện để trình nộp nên chưa cung cấp kịp thời cho Hội đồng. Ban đã chỉ đạo Tư vấn, Tổng thầu hoàn chỉnh hồ sơ lưu và báo cáo với Hội đồng…

TOÀN CẢNH lộ trình, giá vé, thời gian hoạt động đường sắt đô thị Hà Nội

TOÀN CẢNH lộ trình, giá vé, thời gian hoạt động đường sắt đô thị Hà Nội

Rạng sáng 21/2, Ban Quản lý dự án đường sắt đã cẩu lắp toa tàu đầu tiên trong 4 chiếc vừa về Hà Nội lên đường ray của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông.

Theo Quang Toàn/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm