TP.HCM: Đề xuất quán nhậu, nhà hàng được phục vụ đồ uống có cồn

13/11/2021 20:00 GMT+7 | Trong nước

(lienminhbng.org) - Nhận thấy việc thí điểm đang được thực hiện tốt, Sở Công thương đề xuất UBND thành phố cho phép các nhà hàng, quán nhậu phục vụ đồ uống có cồn. 

Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine Covid-19 Covaxin

Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine Covid-19 Covaxin

Ngày 10/11, Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch đối với vaccine phòng COVID-19. Covaxin.

Đã được hơn một tháng kể từ khi TP.HCM dần mở cửa trở lại. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn phòng dịch, nhiều hoạt động vẫn chưa được phép diễn ra như bình thường, trong đó có cả việc phục vụ đồ uống có cồn ở quán ăn, nhà hàng. 

Liên quan đến vấn đề này, mới đây, lãnh đạo Sở Công thương TP.HCM đã đề xuất cho phép cơ sở kinh doanh ăn uống trên toàn thành phố được phục vụ đồ uống có cồn nhằm đảm bảo tính thống nhất thực thi.

Theo báo Thanh Niên, trong cuộc họp trực tuyến giữa Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM với các quận, huyện và TP.Thủ Đức vào sáng ngày 13/11, nhiều ý kiến liên quan đến tình hình dịch bệnh trên địa bàn đã được đưa ra. Cụ thể, tại hội nghị, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công thương TP.HCM, cho biết hiện nay toàn thành phố mới chỉ có khoảng 60% doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh ăn uống mở cửa (trong tổng số 75.000 doanh nghiệp, cơ sở). 

Chú thích ảnh

Trong khi đó, thành phố mới chỉ thí điểm kinh doanh, phục vụ đồ uống có cồn tại 2 khu vực là TP.Thủ Đức và Quận 7. Qua một thời gian triển khai, có thể thấy công tác kiểm tra, giám sát đang diễn ra rất tốt, không để phát sinh các vấn đề tiêu cực. Vì vậy, 2 đơn vị này đã đề xuất cho phép mở rộng và kéo dài thời gian thực hiện hoạt động trên.

TP.HCM chuẩn bị lễ tưởng niệm đồng bào mất vì Covid-19

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan vừa ký ban hành Kế hoạch 3759 về tổ chức lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch Covid-19. 

Theo báo điện tử PLO, buổi lễ được tổ chức dưới danh nghĩa của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Thành ủy TP.HCM. Đơn vị tổ chức là Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn TP.HCM cùng các sở, ngành, đơn vị liên quan. Tính đến nay, toàn địa bàn TP.HCM ghi nhận tổng cộng 17.055 trường hợp tử vong do dịch COVID-19.

Theo kế hoạch, buổi lễ được tổ chức lúc 19h ngày 19/11, tại Hội trường Thống Nhất (quận 1), TP Thủ Đức và các quận, huyện. Nghi thức tưởng niệm đồng bào tử vong, cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch COVID-19 được bắt đầu lúc 19h30, được truyền hình trực tiếp. Ban Tôn giáo (thuộc Sở Nội vụ TP.HCM) chịu trách nhiệm vận động các cơ sở tôn giáo (chùa, nhà thờ...) trên địa bàn TP, tùy theo tình hình thực tế tổ chức tưởng niệm phù hợp; cùng đánh chuông tưởng niệm lúc 19h30 cùng ngày.

Chú thích ảnh
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Thành phố Hồ Chí Minh Tô Thị Bích Châu thăm hỏi và tặng quà cho các em mồ côi vì COVID-19 tại Quận 4. Ảnh: Thu Hương - TTXVN

TP.HCM lý giải người tiêm đủ vaccine vẫn tử vong

Đa số ca tử vong là những người lớn tuổi, trên 65 tuổi, người có bệnh nền, trong đó có phân nửa số người chưa tiêm vaccine tại vì đang có bệnh nền. Chương trình livestream "Dân hỏi - Thành phố trả lời" với chủ đề "Phòng, chống dịch Covid-19 khi tình hình có dấu hiệu phức tạp trở lại" có sự tham gia của Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu và Giám đốc Bệnh viện Dã chiến số 6 Phan Minh Hoàng.

Theo bác sĩ Phan Minh Hoàng, trong ngày 12/11, số bệnh nhân nhập viện tại bệnh viện dã chiến số 6 là 658 ca. Hiện nay số F0 chuyển từ các quận, huyện lên đang tăng dần. "Có thời điểm tăng 100-150 ca".

Liên quan đến câu hỏi về việc số ca mắc Covid-19 tại TP.HCM đang có xu hướng tăng trở lại, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết, hiện Sở đang theo dõi chặt chẽ số ca mắc mới ở các địa bàn, đồng thời phân tích các ca nhập viện, ca tử vong để phát hiện diễn biến bất thường, kịp thời tham mưu cho TP những kế hoạch ứng phó nếu dịch bùng phát trở lại.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế hỗ trợ người dân tra cứu thông tin trước khi thực hiện tiêm chủng tại điểm tiêm UBND phường 9 (quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh: Thu Hương - TTXVN

"Theo phân tích của Sở Y tế TP.HCM, trong 2 tuần vừa qua, tình hình số ca mắc mới có xu hướng tăng dần. Trong tuần vừa qua có 5 quận, huyện có số ca cao nhất là Bình Chánh, Hóc Môn, Bình Tân, Thủ Đức và quận 12.

Sở Y tế đang liên tục theo dõi hàng ngày số ca mắc mới trên tất cả các địa bàn TP để kịp thời cử các đội đặc nhiệm của HCDC xuống hỗ trợ cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch các quận, huyện để phát hiện các ổ dịch, cách ly, bóc tách khỏi cộng đồng để tránh tình trạng lây lan nhiều hơn nữa", ông Châu nói.

Chú thích ảnh
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người lớn tuổi tại TP.HCM. Ảnh: Thu Hương - TTXVN

Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết thêm, do biến chủng của COVID-19, mặc dù đã tiêm đủ 2 liều vaccine nhưng vẫn có tỉ lệ bị nhiễm. Nhưng nếu nhiễm thì triệu chứng rất ít, ngay cả khi có triệu chứng, biến chứng nặng cũng rất ít và có sự khác biệt rất rõ ràng giữa những người tiêm đủ 2 mũi vaccine với những người chưa tiêm.

"Nói như vậy không có nghĩa là tiêm vaccine thì miễn nhiễm hoàn toàn, không bị bệnh nặng và không chết. Vẫn có một tỉ lệ nhỏ diễn tiến nặng và tử vong và đặc biệt là người có bệnh nền, cơ thể suy yếu thì dù có tiêm vaccine thì vẫn bị nhiễm và bị bệnh nặng", ông Châu nói.

Sở Y tế TP.HCM ghi nhận rằng, số trường hợp tử vong có xu hướng tăng so với lúc trước. Đa số ca tử vong là những người lớn tuổi, trên 65 tuổi, người có bệnh nền, trong đó có phân nửa số người chưa tiêm vaccine tại vì đang có bệnh nền. Cũng có một số trường hợp người lớn tuổi đã tiêm vaccine nhưng có thể do cơ địa dẫn tới đáp ứng miễn dịch với vaccine kém đi, dẫn đến vẫn có tử vong.

Thảo Nhi (tổng hợp)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm