Xem 'Lễ hỏa táng người Chăm' ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

17/12/2016 19:00 GMT+7 | Văn hoá

(lienminhbng.org) - Ngày 16/12, tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, Tạp chí Vietnam Heritage (Hội Di sản Văn hóa Việt Nam) khai mạc Triển lãm Cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam 2016: Những dòng sông Việt Nam.

Triển lãm này có 9 tác phẩm thể hiện văn hóa Chăm, bao gồm bộ ảnh “Lễ hỏa táng người Chăm” với 8 ảnh của tác giả Phạm Văn Thành và 1 ảnh đơn “Điệu múa Chăm” của Lê Minh Quát.

Theo tác giả Phạm Văn Thành: “Trong cộng đồng người Chăm sinh sống ở Bình Thuận, có một bộ phận người Chăm theo Bàlamôn giáo. Người Chăm Bàlamôn xa xưa đã coi cuộc đời con người đến cõi trần như “một chuyến đi buôn” cuộc sống trên trần gian là một nơi cư ngụ tạm bợ, nên trong nghi lễ vòng đời người Chăm họ coi trọng nghi lễ hỏa táng hơn các lễ khác trong vòng đời của họ”.

“Với quan niệm cõi trần chỉ là cõi tạm cõi chết mới là cõi thiên đường vĩnh hằng là cái mà mọi con người hướng tới.Bởi vậy nghi lễ hỏa táng đã trở thành nghi lễ thiêng liêng như sự kết nối giữa trần gian và thượng giới. Nhưng không phải khi chết ai cũng được giải thoát lên thiên đàng. Để được lên thiên đàng con người phải hội đủ các tiêu chuẩn khi còn sống và đến khi nhắm mắt xuôi tay phải được làm lễ tang đầy đủ trọn vẹn”.

“Đó là những tiêu chuẩn về nguồn gốc đẳng cấp không tật nguyền cuộc sống phải đầy đủ gia đình có vợ có chồng có con cái. Đặc biệt là khi chết phải lành lặn toàn thây chết trên giường ở nhà có người nhà đỡ lưng đặt xuống đất khi chết và phải được các chức sắc Bàlamôn thực hiện đầy đủ các lễ thức như khâm liệm lễ rửa tội lễ cho ăn lễ chém cây lễ hoả táng tươi và sau cùng là lễ nhập Kút”.

“Vì vậy lễ hoả táng là một nghi lễ được tổ chức rất lớn  của dòng tộc bắt buộc phải diễn ra từ 4 đến 7 ngày do đội ngũ chức sắc tôn giáo và chức sắc dân gian đủ tiêu chuẩn làm chủ lễ và phải thực hiện đầy đủ các quy trình về hình thức cũng như nội dung lễ. Sau khi dựng rạp ngoài đồng vắng cách xa làng, thân xác của người quá cố ngày nay được tẩng liệm theo khoa học hiện đại nhầm đảm bảo vệ sinh cơ bản cho cộng đồng”.

Tác giả Phạm Văn Thành sinh năm 1960, hiện sống tại Bình Thuận. Bộ ảnh này chụp tại Lễ Hỏa Táng ông Nguyễn Mỹ từ ngày 25/04/2016 đến ngày 30/04/2016 tại Thị trấn Ma Lâm-Huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận.

Thể thao & Văn hóa xin giới thiệu bộ ảnh “Lễ hỏa táng người Chăm” của tác giả Phạm Văn Thành.


Lễ hỏa táng của người Chăm theo Bàlamôn giáo tại Bình Thuận


Con cháu phục tang tại quan tài


Lễ cho ăn để người chết không bị đói khát vì họ quan niệm chết là qua một thế giới khác không hẳn là mất đi


Con cháu quỳ lạy lần cuối trước khi đưa đi hỏa táng


Xác người quá cố được đưa lên thuyền bát nhã



Tất cả con cháu đều nằm úp cho quan tài đi qua để tỏ lòng tôn kính và thương tiếc


Con cháu, người thân, xóm làng và du khách cùng tham dự lễ hỏa táng


Một phần xương sọ của người chết được lấy tươi để làm các nghi lễ tiếp theo (lễ nhập Kút…)

Trạc Tuyền

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm