17/07/2013 08:55 GMT+7 | Văn hoá
(lienminhbng.org) - Dù chủ đề tự do, nhưng các bức ảnh tham dự triển lãm của 10 chị em khuyết tật vẫn tập trung chủ yếu về đề tài trẻ em và bò. Bởi đó cũng là ước vọng giản đơn, đáng mến của họ.
Triển lãm và thực hành kể chuyện đời qua ảnh của những phụ nữ khuyết tật vừa diễn ra tại huyện Ba Vì (Hà Nội).Đời thay đổi qua từng bức ảnh
Không băng rôn, áp-phích, triển lãm nằm gọn lỏn trong khuôn viên của nhà văn hóa địa phương. Đến giờ khai mạc, các tác giả mới bắt đầu bố trí những tác phẩm mà họ đã lao tâm khổ tứ suốt 3 tháng ròng.
“Không phải do chuẩn bị sơ sài, chúng tôi làm vậy để khán giả thấy những người phụ nữ khuyết tật lao động nghiêm túc và nâng niu sản phẩm của mình thế nào. Những bức ảnh sẽ được các chị vừa bố trí sắp đặt vừa kể câu chuyện đời mình với những khát khao qua từng bức”- ônh Đào Văn Tuấn, Chủ tịch Hội Người khuyết tật Ba Vì nói.
Những đứa trẻ là nguồn cảm hứng lớn lao với các mẹ, các chị |
Thoạt nghe về triển lãm, nhiều người sẽ hình dung những bức ảnh “kể khổ” u ám, thê lương. Song thực tế, các tác giả trong triển lãm quan sát cuộc sống với ánh nhìn tươi tắn, trong veo với những câu chuyện buồn vui lẫn lộn trong cuộc mưu sinh, kiếm tìm hạnh phúc.
“Từ ngày cầm máy ảnh, thấy cuộc sống quay mình thay đổi mỗi ngày. Tôi nhận ra, việc được có mặt ở cuộc sống này để quan sát và ghi nhận những điều đang diễn ra là vinh phúc lắm rồi. Cứ lạc quan vui sống thì sóng gió rồi cũng qua”- Chị Trần Thị Ngà, 33 tuổi, một trong những tác giả của triển lãm, ấp úng nói.
Cũng cần nhắc lại, cuộc đời chị Ngà là những chuỗi dài những biến cố bất hạnh. Chị bị liệt một cánh tay từ khi mới sinh ra. Mặc cảm tự ti cùng những lời chế giễu của bạn bè theo chị suốt những tháng ngày son trẻ. Song hạnh phúc cũng tìm đến với chị khi có một người đàn ông hết mực yêu thương và thấu hiểu, mong muốn cùng chị thành lập một tổ ấm. Lúc đầu do tự ti, chị Ngà không dám cưới chồng. Song với sự bền bỉ, tấm lòng chân thành của người con trai ấy đã thuyết phục được chị.
Song cuộc sống nào đơn giản vậy. Cưới nhau chưa được nửa năm, anh mất để lại chị với cánh tay đau bẩm sinh, những vết thương mới trong tâm hồn và một cái thai non nớt. Đứa trẻ đã ra đời. Đó là một bé trai lành lặn, khỏe mạnh. Hai mẹ con vui buồn có nhau song những ký ức về người chồng, những mặc cảm tự ti về cánh tay tật nguyền vẫn khiến chị Ngà không cảm thấy yên lòng.
Cho đến ngày nắng chói tháng 4/2013. Một nhóm người từ Hà Nội đến nhà và hỏi chị muốn làm “nhiếp ảnh gia” không? Chị nhận lời và cuộc sống của chị thay đổi. Chị thấy mình có thể làm tốt được những việc mà chị nghĩ là cao vời. Chị đi và chụp ngày ngày. Chị thấy con mình lớn lên qua từng cú nháy máy. Làng quê chị rồi chính cả bản thân chị thay đổi từng ngày qua từng bức ảnh. Và đặc biệt, chị thấy tự tin.
Những con bò giúp cuộc sống đỡ vất vả là những ước vọng giản đơn của các mẹ, các chị |
Những thứ họ mơ
Trở lại với triển lãm, chị Ngà cùng 9 chị em khuyết tật khác hôm nay vui ra mặt.
Là người phụ nữ, ai cũng muốn đảm nhận thiên chức làm mẹ. Với những người khuyết tật quanh năm vò võ chống chọi với những cơn đau khi trái gió trở trời thì khát khao có một đứa con để sớt chia buồn vui và phụng dưỡng khi về già lại càng lớn.
“Bên cạnh ước mơ về một đứa trẻ, tôi cũng ước mình có một con bò. Tôi sẽ nỗ lực ngày ngày để vỗ về cho những con bò thật béo tốt. Và rồi con bò ấy sẽ giúp tôi có tiền trang trải cho bản thân và nuôi nấng đứa trẻ sau này”- Lê Thị Tuyết Ngân, tác giả triển lãm chia sẻ ước mơ của mình bên những bức ảnh của chị. |
Cũng theo ông Tuấn, dù Hội đã cố gắng tạo việc làm may, đan nón cho chị em song thu nhập của chị em vẫn rất thấp bởi những khuyết tật khiến chị em không thể làm với năng suất cao. Hơn thế, những cơ sở của ông cũng không đủ để đáp ứng cho 365 hội viên khuyết tật trong Hội.
“Nên bên cạnh ước mơ về một đứa trẻ, tôi cũng ước mình có một con bò. Tôi sẽ nỗ lực ngày ngày để vỗ về cho những con bò thật béo tốt. Và rồi con bò ấy sẽ giúp tôi có tiền trang trải cho bản thân và nuôi nấng đứa trẻ sau này”- Lê Thị Tuyết Ngân, tác giả triển lãm chia sẻ về bức ảnh của mình.
Triển lãm khép lại ngay trong ngày nhưng trẻ em và bò có lẽ vẫn mãi là những ước mơ lớn của đời người với chị em phụ nữ khuyết tật ở Ba Vì.
Phạm Mỹ
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất