Nghiên cứu về tác động của ánh sáng đối với đồng hồ sinh học

22/07/2019 15:37 GMT+7 | Bạn cần biết

(lienminhbng.org) - Ánh sáng mạnh bừng lên khi mở điện thoại thông minh vào lúc nửa đêm có thể khiến nhiều người khó ngủ trở lại. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí eLife cho thấy các xung ánh sáng ngắn sẽ không ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể.   

VIDEO: Nobel Y học 2017 'giải mã' cơ chế của 'đồng hồ sinh học'

VIDEO: Nobel Y học 2017 'giải mã' cơ chế của 'đồng hồ sinh học'

Giải Nobel Y học 2017 thuộc về 3 nhà khoa học người Mỹ với những phát hiện về cơ chế phân tử kiểm soát nhịp sinh học, hay còn gọi là đồng hồ sinh học của cơ thể.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Northwestern (Mỹ) đã lần đầu tiên nghiên cứu cách thức các xung ánh sáng ngắn được não bộ xử lý ảnh hưởng đến giấc ngủ. Họ phát hiện ra rằng những vùng não riêng rẽ xử lý các xung ánh sáng ngắn đối chọi với thời gian dài tiếp xúc với ánh sáng.

Ngoài ra, không phải mọi thông tin về ánh sáng đều được truyền qua nhân trên giao thoa thị giác (SCN) - vùng não nằm ở vùng hạ đồi giúp đồng bộ hóa các chu trình ngủ/thức của cơ thể.   

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa. (Nguồn: health.harvard.edu)

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng mẫu chuột chỉnh sửa gien chỉ có các tế bào não chứa SCN, mà không có những vùng não khác. Là  loài hoạt động về đêm, chuột chỉ ngủ khi tiếp xúc với ánh sáng.

Trong thí nghiệm trên, những con chuột vẫn tỉnh táo khi tiếp xúc với các xung ánh sáng ngắn vào ban đêm và thân nhiệt của chúng – cũng là yếu tố tương liên đến giấc ngủ - không phản ứng với ánh sáng phát ra trong thời gian ngắn. Điều đó cho thấy nhịp sinh học của những chú chuột này nhìn chung không bị ảnh hưởng.   

Kết quả nghiên cứu trên giải thích lý do một người có thể cảm thấy mệt vào ngày hôm sau do mất ngủ và “dán mắt” vào điện thoại vào đêm hôm trước, nhưng điều này sẽ không ảnh hưởng lâu dài đối với cơ thể.   

Nguyễn Hằng/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm