(lienminhbng.org) - Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân (Tiền Giang) vừa công bố tác phẩm quan trọng: Hoàng Sa, Trường Sa - Nghiên cứu từ sử liệu Trung Quốc (NXB Văn hóa - Văn nghệ, 12/2014). Quan trọng không chỉ vì tính khai phóng vấn đề, chuẩn mực khoa học, văn phong sáng sủa, mà vì nó chỉ ra rằng lịch sử Trung Quốc từ thời nhà Hán đến thời nhà Thanh chưa từng quản lý và xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và cả vùng biển Đông Nam Á.
“Ngày nay, đối với vấn đề Biển Đông, tư liệu của Trung Quốc nhiều gấp mình vài chục lần. Nhưng chính việc họ gom tất cả lại để khẳng định chủ quyền đã làm nảy sinh ra những lỗ hổng, những sự mâu thuẫn, chúng ta có thể tận dụng để phản biện” - Phạm Hoàng Quân từng chia sẻ. Khảo cứu sâu và rộng
Phạm Hoàng Quân theo quan điểm “uống nước tận nguồn”, nên với vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, dù rất thời sự, ông vẫn không nóng vội, mà cố gắng truy cập sâu vào nguồn sử liệu của Trung Quốc, từ chính sử, thực lục, nhất thống chí, địa đồ, hàng hải...
Ông đã khảo cứu hơn 200 bộ sách và hơn 180 địa đồ có tính chính thống từ thời nhà Hán cho đến cuối đời Thanh, nơi cho thấy rằng Trung Quốc chưa từng quản lý và xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và cả vùng biển Đông Nam Á.
Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân. Ảnh: Trần Việt Đức
Phạm Hoàng Quân cũng xem xét những sách, những ghi chép dạng “du ký”, vốn nhìn từ góc độ cá nhân, trung tính, không đại diện cho chính sử, nên cũng không thể giúp Trung Quốc xác lập chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa. “Hiện nay, phần lớn học giới Trung Quốc căn cứ vào loại du ký này để đưa ra lập luận, mà ít khi dựa vào những văn bản có tính pháp lý như chính sử, địa đồ...” - Phạm Hoàng Quân khẳng định.
Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã từng công bố Trung Quốc hiện có hơn 400 luận văn, luận án và các tài liệu, bài viết về Biển Đông trong các trường đại học quốc tế. Phạm Hoàng Quân có đề cập đến những tài liệu này, nhưng không dựa vào đó để khảo sát sâu rộng, vì từ nguồn tài liệu chính thống trong cổ sử (nhà Thanh trở về trước) đã cho thấy lập luận của Trung Quốc là không thuyết phục.
Họ thường viết: “Qua các nguồn sử liệu lâu đời, Trung Quốc rõ ràng đã xác lập chủ quyền toàn bộ vùng Nam Hải”. Sách của Phạm Hoàng Quân chỉ ra rằng đó là ngụy biện, thậm chí ngụy thư, chính cổ sử Trung Quốc đã “gậy ông đập lưng ông” các lập luận của họ về sau này.
Sử liệu chính thống của Trung Quốc đồ sộ, xuyên suốt qua mấy ngàn năm, từ sử sách của triều đình cho đến “địa phương chí” của từng vùng đất đều thống nhất cực Nam của Trung Quốc là huyện Nhai (phủ Huỳnh Châu, đảo Hải Nam). Chính cổ sử của họ đã nhiều lần thừa nhận Biển Đông thuộc vùng biển Giao Chỉ, hoặc Chiêm Thành.
Tác phẩm Hoàng Sa, Trường Sa - Nghiên cứu từ sử liệu Trung Quốc
Chứng minh chứ không tranh luận
Phần lớn các sách nghiên cứu về Hoàng Sa, Trường Sa gần đây của Việt Nam được viết với chủ đích tranh luận, thậm chí tranh chấp pháp lý đối với hai quần đảo này, sách của Phạm Hoàng Quân không đi theo hướng này. Ông chủ đích phân tích thư tịch cổ Trung Quốc để xâu chuỗi, hệ thống thành một tài liệu khả tín, sáng sủa, dễ tiếp cận.
Trung Quốc thuộc nhóm vài quốc gia có truyền thống vẽ địa đồ từ trước Công nguyên. Địa đồ hành chính là công cụ khách quan thể hiện cương vực và chủ quyền của quốc gia, lãnh thổ. Phạm Hoàng Quân khảo hàng trăm địa đồ của Trung Quốc, từ Cửu vực thú lệnh đồ (năm 1121) cho đến Dư địa đồ (1526), Hoàng triều chức phương địa đồ (1636), và gần đây là Quảng Châu lịch sử địa đồ tinh túy (2003)… để chứng minh rằng trong địa đồ hành chính họ chưa từng xác nhận chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa.
Phạm Hoàng Quân là nhà nghiên cứu hoàn toàn độc lập, ông đã mất gần 10 năm cho quyển sách 400 trang này. Ông sắp xuấn bản Thư mục đề yếu - Thư tịch Trung Quốc quan hệ đến lịch sử Việt Nam, từ khởi thủy đến năm 1949.
Ai có thể ngờ rằng một trận đấu giữa một huyền thoại quyền anh đã qua thời kỳ đỉnh cao và một YouTuber trẻ tuổi lại tạo nên cơn sốt toàn cầu và phá vỡ mọi kỷ lục về lượt xem?
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 18/11, rạng sáng 19/11 - lienminhbng.org cập nhật nhanh và chính xác nhất lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá: Futsal Đông Nam Á nữ, Nations League, vòng loại World Cup, Cúp châu Phi, giao hữu quốc tế.
Lễ hội hoa đăng Loy Krathong có truyền thống từ ngàn xưa tại Vương quốc Chùa Vàng và là dịp lễ lớn thứ hai trong năm sau Tết cổ truyền Songkran của người Thái Lan.
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình dự Hội nghị G20 và hoạt động song phương tại Brazil, chiều 17/11 theo giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam đã tham dự Chương trình "Ngày Việt Nam tại Brazil".
Giữa không khí náo nhiệt của phố đi bộ Hồ Gươm cuối tuần qua, hàng ngàn khán giả đã có dịp hòa mình vào một bữa tiệc âm nhạc mang tên "Đại lộ" độc đáo trong khuôn khổ "Tuần lễ Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024".
Giải điền kinh vô địch quốc gia năm 2024 vừa kết thúc ở Đồng Nai ghi nhận số lượng kỷ lục quốc gia được phá nhiều nhất với 7 lần. Đây là tin vui cho điền kinh Việt Nam nhất là sau những báo động từ kết quả thi đấu tại Asiad cũng như vòng loại Olympic. Nhưng...
Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, lượng tiền gửi tiết kiệm của dân cư tính đến cuối tháng 8/2024 đạt 6,924 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2023.
Kể từ khi gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO vào năm 2019, Hà Nội đã có những nỗ lực đáng ghi nhận trong việc thực hiện các cam kết xây dựng Thành phố sáng tạo hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững.
Tương lai của tiền đạo đang lên Viktor Gyokeres vẫn đang là một ẩn số. Mặc dù có nhiều tin đồn cho rằng anh sẽ tái hợp với huấn luyện viên cũ Ruben Amorim tại MU, nhưng bản thân cầu thủ người Thụy Điển lại tỏ ra khá dè dặt.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, bão Man-yi đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành bão số 9 trong năm 2024.
Mike Tyson vs Jake Paul cùng thu về những khoản tiền lớn. Doanh thu bán vé lên tới 18,1 triệu USD trong khi Netflix công bố lượng người xem khủng khiếp trận so găng đình đám này. Tất cả dường như mở đường cho một trào lưu quyền anh mới.
Trong công việc, Đình Toàn là diễn viên, biên đạo và đạo diễn nhanh nhẹn. Trong vở kịch quy mô lớn "Dưới bóng giai nhân" (kịch bản - đạo diễn: Quang Thảo; cảm tác từ "Truyện Kiều" của Nguyễn Du), Đình Toàn giữ vai trò phó đạo diễn, làm rất nhiều việc.