24/10/2015 07:20 GMT+7
(lienminhbng.org) - Hai lần sút phạt trúng hàng rào, hai cú đánh đầu cận thành bị cản phá, một lần đưa bóng quét ngang khung thành của PSG. Ronaldo rời Parc des Prince với sự bức bối, anh tịt ngòi và cơn hạn không ghi bàn từ sút phạt lại bắt đầu.
1. Cách đây 6 tháng, Ronaldo mở tỉ số trong trận gặp Eibar ở La Liga bằng một cú sút phạt đúng nhãn hiệu. Lần đó, anh vừa trải qua 16 tháng không ghi bàn từ một cơ hội đá phạt trực tiếp. Một tháng sau, anh có bàn thứ 2 từ điểm đá phạt vào lưới Getafe. Ronaldo giành Pichichi và Chiếc giày Vàng châu Âu với “nhõn” 2 bàn từ sút phạt trực tiếp. Nếu chính xác hơn, số bàn thắng đưa anh đến đỉnh châu Âu sẽ nhiều hơn 48.
Tiền đạo 30 tuổi này đã phá kỉ lục ghi bàn từ sút phạt trực tiếp của Roberto Carlos trong màu áo Real Madrid và anh chỉ cần 6 năm để tạo ra điều kì diệu trên. Nhưng Ronaldo có phải là người sút phạt giỏi hay không, bất chấp việc anh ghi được từ cơ hội này 37 bàn (25 cho Real Madrid, 12 trong màu áo Man United)?
Kể từ tháng 4/2014, sau cú sút phạt tầm thấp đánh lừa hàng rào Bayern Munich ở Champions League, Ronaldo thực hiện 54 cú sút phạt ở cả Real và tuyển BĐN mà chỉ có 18 lần (1/3) bị các thủ môn cản phá, còn lại sút trúng hàng rào 22 lần, 13 lần khác đi chệch khung thành, 1 đập xà ngang. Đó là con số không vui vẻ với một chân sút trứ danh như anh.
2. Ai sút phạt hiệu quả nhất thế giới trong 10 năm qua? Juninho Pernambucano, cựu ngôi sao người Brazil của Lyon. Năm 2012, tiền vệ này thực hiện 75 cú sút phạt trực tiếp, ghi 44 bàn, nghĩa là thành công đến hơn một nửa, tỷ lệ mà những chuyên gia như Pirlo hay Ronaldo không thể bén gót.
Kĩ thuật sút phạt của Juninho được gọi là "knuckleballing" (tạm gọi là kĩ thuật gập bóng), trái bóng sẽ bay mà không có độ xoáy nào, trước khi đột ngột đổi hướng và không thể cản phá. Kĩ thuật ấy không bị khoảng cách tới khung thành, hướng sút hay góc sút chi phối. Anh cố gắng sút theo một cữ chân nhất định để không ảnh hưởng quá nhiều tới đường bay của trái bóng.
Pirlo, trong cuốn tự truyện của mình cũng tiết lộ, anh học rất nhiều từ kĩ thuật này của Juninho, mài giũa nó thành vũ khí sắc bén và để bù đắp cho những cú sút bóng sống đã bị thời gian bào mòn sự nguy hiểm.
Ronaldo thường cố kết hợp lực sút với khả năng thay đổi quĩ đạo bay của trái bóng trong mỗi lần sút phạt. Nhưng tỉ lệ thành công chỉ là 2,2%, bằng với Miralem Pjanic của AS Roma, người đã thực hiện đến 162 cú sút phạt trực tiếp công cốc. Khác với Ronaldo, Leo Messi chỉ thêm lực khi khoảng cách đến khung thành là quá lớn và chú trọng tìm các điểm chết ở mỗi hướng sút khác nhau để tăng hiệu quả.
3. Rất khó để giải thích vì sao khả năng ăn bàn từ các cú sút phạt của Ronaldo giảm đi, dù kĩ năng chơi bóng đang ở mức hoàn hảo nhất? Câu trả lời có thể đến trên khía cạnh kĩ thuật chống sút phạt của các đội bóng, đó là khoảng cách an toàn mà các cầu thủ lập hàng rào phải có trước điểm sút phạt, điều này lại tùy thuộc vào sự chi tiết của các trọng tài, những người phải đếm số bước chân chính xác để lấy sự công bằng cho đội chịu phạt.
Vì sao khoảng cách lại quan trọng như vậy? Thật tình cờ, Real chính là nạn nhân, mùa bóng 2012-2013, ở trận siêu kinh điển lượt đi, khi trọng tài mải điều chỉnh hàng rào của đội bóng Hoàng gia, Messi láu cá lùi trái bóng lại một chút, sự dịch chuyển nhỏ đó đã tạo ra cho anh một góc sút rộng hơn để đánh bại Casillas từ khoảng cách hơn 20 mét.
Bây giờ với các bình xịt đánh dấu, không cầu thủ nào có thể thay đổi được điểm sút phạt, vì vậy, Ronaldo chỉ cần thay đổi một chút về kĩ thuật tạo quỹ đạo bay mới cho trái bóng và chờ đợi hiệu quả sau quá trình tập luyện.
Dũng Trần
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất