24/06/2014 16:54 GMT+7 | Hậu trường World Cup
(lienminhbng.org)- Một sinh viên ở Trung Quốc đã tìm đến cái chết sau khi mất 3.000 USD tiền thua độ World Cup.
Theo truyền thông Trung Quốc, sinh viên có họ là Lin, đã nhảy từ tầng 7 khu học xá của trường Đại học ở quận Phiên Ngung (Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông). Dù được đưa đi cấp cứu nhưng sinh viên năm 2 này đã không qua khỏi.
“Tôi nghe cậu ấy nói với ai đó qua điện thoại rằng ‘đừng có ép tôi’, cho tôi thêm 2 ngày nữa và tôi sẽ trả tiền”- một nhân chứng cho biết. “Cậu ấy nói chuyện khoảng hơn 10 phút. Tôi thấy cậu ấy tắt máy, đứng lên và bỗng nhiên biến mất”.
Một sinh viên cùng lớp cho biết Lin đã mất gần 20.000 Nhân dân tệ (tương đương 3.200 USD) khi đặt cược vào những trận cầu ở World Cup. “Chúng tôi nghe nói rằng cậu ấy mượn rất nhiều tiền với lãi cao”.
Người dân Trung Quốc xem World Cup tại các quán cafe
Tại Trung Quốc có hàng triệu fan bóng đá. Trong mùa World Cup, rất nhiều người tham gia cá độ, dù đội nhà không giành quyền tham dự vòng chung kết. Trang China News Service cho biết, trong dịp World Cup này, chính quyền Trung Quốc đã cho phép mở một dịch vụ dự đoán kết quả và số tiền mà các con bạc đổ vào dịch vụ này đã lên tới 4 tỷ Nhân dân tệ vào hôm thứ Bảy trước, gấp đôi doanh thu hồi năm 2010.
Không chỉ có cá độ, tình trạng bệnh tật và thậm chí cả tử vong do thiếu ngủ mùa World Cup cũng đang trở nên phổ biến tại Trung Quốc. Hôm 23/6, một người đàn ông họ Zhou, 39 tuổi sống tại thành phố Thượng Hải đã bị đột quỵ do xuất huyết não sau khi đã thức 3 đêm liên tiếp xem trực tiếp những trận đấu tại World Cup trên truyền hình. Trước đó một người đàn ông 51 tuổi tên Li Mingqian, sống tại tỉnh Liêu Ninh cũng đã tử vong trong khi xem bóng đá. Theo các bác sĩ, việc thức khuya để xem bóng đá là một trong những nguyên nhân gây ra cơn đau tim và dẫn đến tử vong của ông Li.
World Cup cũng khiến nhiều doanh nghiệp tại Trung Quốc điêu đứng vì nhân viên... giả ốm để ở nhà. Do chênh lệch múi giờ với Brazil nên để thoải mái xem World Cup, nhiều người đã "gian lận". Theo AFP, tính riêng ở Bắc Kinh từ đầu giải đấu đến giờ đã có tổng cộng 49.500 giấy chứng nhận sức khỏe giả được bán ra.
K.Đ
Theo AP
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất